logo
logo
0933 205 502
 
Time 30.04.2016 12:37 | View 6.492

 Mọi thứ đều có ở Internet…

Đó là nhận định chung của tất cả các bạn trẻ. Quả thực, Internet gần như đáp ứng được tất cả các nhu cầu về thông tin, giải trí của mọi người.. Báo chí, truyền hình đã được Internet hóa; mọi thông tin cần biết đều có thể được tìm thấy qua các công cụ tìm kiếm và 1 cú click chuột. Nếu muốn giải trí, bạn có thể nghe nhạc, xem phim, chơi game đủ mọi thể loại trên Internet. Và cũng chính vì đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của những người sử dụng cho nên dần dần, người sử dụng sẽ dễ dàng bị lệ thuộc. Và giới trẻ đương nhiên sẽ là những người dễbị lệ thuộc nhất bởi đa số vẫn chưa có được nhận thức đầy đủ; hơn nữa, họ cũng là những người có quỹ thời gian rảnh rỗi có lẽ là nhiều nhất.

Không thể phủ nhận những tiện lợi mà Internet mang lại. Thế nhưng đi song song với nó là những hạn chế không thể phủ nhận. Với việc quá lệ thuộc vào các thông tin được tìm thấy 1 cách dễ dàng trên Internet đã dẫn đến việc nhiều bạn trẻ đã cảm thấy ngại khi đi ra ngoài tìm hiểu bên ngoài.

Tâm, ĐH Sư phạm Hà Nội tỏ ra khá bức xúc về vấn đề này: “Bọn em có 1 môn học về môi trường. Khi thầy có ý kiến là sẽ tổ chức 1 buổi ngoại khóa đi rừng Cúc Phương để tìm hiểu về hệ động thực vật cũng như môi trường ở đấy. Thế nhưng đa số các bạn trong lớp đều phản đối. Nhiều bạn cho rằng việc tổ chức như thế là bất công. Trong khi mọi số liệu, hình ảnh…về khu rừng này đều dễ dàng được tìm thấy trên mạng. Do việc sử dụng quá nhiều Internet mà các bạn nghĩ mọi việc đều đơn giản mà không biết rằng 1 buổi ngoại khóa như thế không chỉ thay đổi không khí mà còn là để các bạn có dịp tự tìm hiểu. Đó là những điều mà Internet không thể mang lại được”

Bên cạnh đó, với việc sử dụng công cụ tìm kiếm trên Internet cũng khiến nhiều bạn trẻ trở nên lười suy nghĩ, tư duy. Rất nhiều những sinh viên khi được giao bài tập về nhà về việc tìm hiểu một vấn đề gì đó thì các bạn chỉ vào google tìm và sao chép nguyên văn những thứ có ở trên mạng.

Trò chơi trực tuyến, sự bùng nổ của thế giới ảo

Sống trong thế giới ảo cũng là 1 hệ quả của việc sử dụng Internet quá nhiều và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống là không hề nhỏ, đặc biệt là với những bạn mê trò chơi trực tuyến.

Nếu đi dọc theo các kí túc hay vào các phòng trọ, đặc biệt là các phòng nam mới thấy phong trào chơi các trò chơi trực tuyến đang phát triển rất mạnh. Các công ty truyền thông cũng nhận thấy được thị trường đầy tiềm năng này nên các trò chơi trực tuyến được sản xuất ngày càng nhiều, với nội dung, hình thức ngày 1 hấp dẫn hơn. Hệ quả của nó thì có thể thấy rõ, đó là việc ảnh hưởng lớn đến học tập, sinh hoạt của các bạn sinh viên. Xa hơn nữa, khi đã trở thành những con thiêu thân cho trò chơi trực tuyến thì việc dành tất cả thời gian, tiền bạc để “nướng” vào các trò chơi này là một điều không có gì lạ lẫm.

Không chỉ tốn nhiều thời gian, tiền bạc; khi đã quá say mê với những trò chơi trực tuyến, các bạn trẻ cũng dễ dàng bị tiêm nhiễm và cuộc sống cũng chỉ xoay quanh các trò chơi.

Trong quá trình tìm hiểu, người viết đã tiếp xúc với Tuấn, ĐH Giao thông, một người được mệnh danh là cao thủ của trò chơi “Võ lâm truyền kỳ”. Với Tuấn, mọi cuộc trò chuyện cuối cùng đều quy về “Võ lâm truyền kỳ”. Và bạn bè thân thiết nhất của Tuấn cũng là những người bạn mà Tuấn quen trong các cuộc chiến trên mạng. Hệ quả của việc nghiện “Võ lâm truyền kỳ” của Tuấn là số môn mà Tuấn vẫn còn nợ đủ để Tuấn được “giữ lại trường” thêm ít nhất là 2 năm nữa.

Đề phòng những cạm bẫy

Nick chat, blog, email…đó là những phương tiện phổ biến để liên lạc, trao đổi, làm quen…trên Internet. Những phương tiện đó đã khiến mọi người có thể rút ngắn được khoảng cách địa lí, giao lưu kết bạn được với nhiều người hơn. Nhưng cũng vì những thuận tiện đó mà nó cũng đã bị nhiều kẻ xấu lợi dụng.

Điều có thể thấy đầu tiên là chuyện “cứu nét”, một thuật ngữ không còn quá lạ lẫm gì đối với mọi người. “Cứu nét” được hiểu là trả tiền “chat” cho các cô gái và những chàng trai đó sẽ được chính các cô gái đó phục vụ…tới bến. Đây là môi trường thuận lợi để các cô gái sống buông thả lợi dụng và những chàng trai, mà rất nhiều trong đó là học sinh, sinh viên đã vô tình dính vào để rồi tiếp tay cho những hành vi, suy nghĩ lệch lạc. Hơn nữa, nhiều “Mạnh Thường Quân” đi cứu nét cũng đã ôm “quả lừa” của những phần tử xấu để rồi bị lấy hết tài sản mang theo.

Bên cạnh chuyện cứu nét, vấn đề lừa tình trên mạng cũng đang là một vấn đề rất nhức nhối. Cũng chính bởi sự nhanh chóng, thuận tiện của Internet mà nhiều bạn trẻ, đặc biệt là các bạn gái đã thích lên mạng để tìm kiếm “người tình trong mộng” của mình hơn là tìm ở những mối quan hệ ngoài cuộc sống. Và họ chính là “con mồi” của rất nhiều kẻ có mục đích lừa tình trên mạng.

Sự tiện lợi và hấp dẫn của việc sử dụng Internet là không thể bàn cãi, nhưng việc sử dụng nó như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất mà không ảnh hưởng đến học tập, đến cuộc sống mới là điều đáng bàn đến trong giới trẻ hiện nay. Và để Internet không trở thành “hội chứng” các bạn trẻ phải biết cách sử dụng Internet một cách hữu hiệu, thiết thực và hợp lý để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc luôn có thể xảy ra.

Vnmedia

 


Bài liên quan

TS. Lê Thống Nhất: "Chúng ta chưa thực sự làm thật về giáo dục!"
Bàn về triết lý giáo dục Việt Nam: “Con cá phải học bơi, con chim phải học bay...”
Tích hợp đâu phải vậy!
Albert Einstein bàn về giáo dục
Khai sáng, suy ngẫm từ một điển hình Nhật Bản
Người Việt nói dối: Con số và viễn cảnh
Việt Nam học được gì từ nghịch lý giáo dục Phần Lan
HỌC GÌ TỪ NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC SINGAPORE
Những tháng ngày Harvard
Ba người thầy vĩ đại
Giáo dục là cuộc sống - Triết lý của John Dewey
Những bí mật của giáo dục phổ thông ở Nga
Cải cách giáo dục là thay đổi nền tảng tư tưởng GD
Tài liệu quý về cải cách giáo dục
Nhà giáo Phạm Toàn: Cải cách phải giản dị!
Đi tìm ‘nhà giáo’
Sự khác biệt về giáo dục giữa Phần Lan và Việt Nam
Chính thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Bốn thói xấu của người Việt đương đại
Người Nhật học thế nào?
12