Môn Nghiên cứu xã hội (Social Studies tức Đức Dục theo cách gọi hồi xưa) ở Nhật là môn quan trọng thứ 2 chỉ sau môn “Tiếng Nhật”, đứng trên mọi môn khác còn lại như toán lý hóa sinh kinh tế học…và có thời lượng dạy và học rất nhiều.
Và học sinh phải ôn thi môn này để tốt nghiệp các lớp, các cấp, thậm chí thi vô công sở làm, thi bằng lái xe, các trò chơi trên truyền hình…cũng liên quan đề tài này. Ngoài lý thuyết, học sinh phải có hành động cụ thể thì mới được điểm cao.
Các nội dung trong môn Đức dục có thể được giáo viên triển khai cho học sinh thảo luận như sau:
- Bạn đã bao giờ ăn cắp và nói dối? Hãy ví dụ về việc nói dối mà khiến bạn xấu hổ
- Nếu ra nước ngoài, bạn sẽ làm gì để người Nhật chúng ta được coi trọng?
- Lòng nhân ái nghĩa là gì? Vì sao phải giúp đỡ người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật? Vì sao phải hỗ trợ giúp đỡ các quốc gia nghèo hơn chúng ta?
- Trong sản xuất, nếu mình kỷ luật sẽ hạn chế thiệt hại cháy nổ do bất cẩn. Bạn hãy cho ý kiến. Bạn có bao giờ bất cẩn gây hậu quả cho cá nhân và gia đình bạn chưa?
- Vì sao phải xếp hàng và tuân theo trật tự của xã hội?
- Bạn nghĩ gì về việc chửi bới nhau? Có giải pháp nào thay thế việc chửi bới nhau hay không?
- Vì sao phải nói nhỏ nơi công cộng? Vì sao phải có óc quan sát để hòa mình vào đám đông?
- Vì sao chúng ta không nên ăn thịt thú nuôi và động vật hoang dã ?Vì sao chỉ dùng các loại động vật được nuôi làm thực phẩm ở các farm?
- Hiện nay tập quán ăn thịt chó mèo chim muông rắn rết của người Trung Quốc và các nước châu Á…cũng bị ảnh hưởng tập quán này. Bạn nghĩ gì về điều đó và bạn có sẵn sàng thoát ra khỏi văn hóa này?
- Bạn nghĩ gì về quan niệm của người Nhật trong việc cho rằng ăn thịt cá voi là bổ dưỡng? (họ lên án rất dữ việc này, vì có 1 lượng người già Nhật vẫn bảo lưu quan niệm ăn cá voi, mặc dù bị giới trẻ phê phán).
- Vì sao chúng ta không nên đổ lỗi, đổ thừa cho người khác sự thất bại của chúng ta?
- Sau một ngày, bạn có tổng kết lại mình đã làm gì có ích cho xã hội, đã học gì có ích cho bản thân trước khi ngủ?
- Vì sao chúng ta phải tiết kiệm. Chỉ mua những gì cần thiết. Và ưu tiên hàng Nhật sản xuất?
- Vì sao chúng ta phải tập luyện thể dục thể thao, bạn dành bao nhiêu phút trong quỹ thời gian 24h của bạn cho thể dục thể thao?
- Vì sao phải đọc sách? Thói quen đọc sách bất cứ lúc nào và nơi nào, bạn có không? Nếu không vì sao?
- Bạn sinh ra để làm gì? Bạn đóng góp được gì cho xã hội trong mấy chục năm bạn sống trên trái đất này?
- Tại sao bạn lành lặn chân tay và đầu óc mà không làm việc? Bạn có ăn ngày 3 bữa không? Nếu có, vì sao phải ăn mà không phải làm?
- Bạn có dám từ chối trước 1 đề nghị bạn cho là xấu?
- Bạn có thấy việc đi trễ giờ ảnh hưởng thế nào đến người khác. Vì sao bạn không bao giờ đi trễ trong các việc liên quan đến cá nhân bạn (lợi ích của bạn, ví dụ đi thi bằng lái xe) và thường xuyên đến muộn trong các hoạt động tập thể khác?
- Bạn nghĩ gì về tính cao thượng của 1 con người? Một ví dụ của người xung quanh mà bạn cho là cao thượng
- Bạn đã có bao giờ tiểu nhân chưa? Làm sao để thoát ra tư tưởng tiểu nhân này?....
- Tính tham lam và ích kỷ, bạn nêu một ví dụ người nào đó xung quanh bạn mà bạn cho là tham lam và ích kỷ?
- Tính tiểu nông và hẹp hòi. Bạn đã từng tiểu nông, hẹp hòi với người khác? Bạn sẽ cải thiện như thế nào?
- Tính dũng cảm và chịu trách nhiệm, dám làm dám chịu. Bạn có bao giờ hèn nhát không dám nhận trách nhiệm về việc mình làm chưa? Vì sao bạn lại hèn nhát như vậy?
- Tính quảng đại và tha thứ. Vì sao con người văn minh cần tha thứ lỗi lầm của người khác cho lần đầu tiên. Nếu họ lặp lại thì có nên tha thứ nữa hay không? Vì sao phải cắt quan hệ với người lặp lại lỗi lầm từ lần thứ 3?
- Tính bảo thủ và kìm hãm sự phát triển bản thân thế nào? Vì sao chúng ta bảo thủ? Cái tôi cá nhân nghĩa là gì? Bạn có dám hy sinh cái tôi cá nhân để cộng đồng tốt đẹp hơn?
- Tính sáng tạo và ham học hỏi. Vì sao châu Á chúng ta luôn theo sau người phương Tây về công nghệ? Bạn làm gì để có tính sáng tạo? Bạn đã từng sáng tạo ra cái gì?
- Tính cầu thị và sửa sai. Vì sao mình lại khó chịu khi người khác chỉ trích hay chỉ ra điểm sai của mình? Mình đã từng như vậy chưa? Mình sẽ sửa đổi như thế nào.
- Đức sẵn sàng hy sinh vì người khác. Vì sao chúng ta sẵn sàng hy sinh vì người khác? Người khác nào đáng để chúng ta hy sinh?
- Thói quen chỉ trích và phàn nàn của nhóm người không làm việc. Bạn có bao giờ nhìn thấy một sự việc dưới góc độ tiêu cực, quy trách nhiệm cho ai đó và lên án gay gắt nhưng không hề nhận ra bản thân mình cũng góp phần trong đó?
- Thói đố kị, ghen tị và hệ quả. Bạn có công nhận người khác giỏi hơn và đẹp hơn bạn không? Bạn có hiểu vì sao người khác thành công hơn bạn không? Bạn sẽ làm gì để giống như họ thay vì ghen ghét?
- Giá trị thật sự ở một con người là gì? Bạn đánh giá một con người qua cái gì họ có? Tiền bạc, danh vọng, bằng cấp, chức vụ, đạo đức, trí tuệ, tính nhân văn..?
- Ý thức nơi công cộng gồm có cái gì. Liệt kê các hành vi chúng ta buộc phải không được thực hiện ở nơi công cộng?
- Tính sĩ diện là gì? Vì sao dân châu Á có tính sĩ diện cao? Tính sĩ diện sẽ góp phần trong việc nói dối như thế nào?
- Trong một thất bại của tập thể, là một thành viên, bạn sẽ quy trách nhiệm cụ thể cho ai đó hay bạn sẽ nghĩ là trách nhiệm của mình trong đó? Vì sao có câu nói "sự đói nghèo của một dân tộc là lỗi của mỗi công dân?". Bạn sẽ tự sửa như thế nào để góp phần vào sự thành công của tập thể?
Hiện nay, rất nhiều trường học và công sở ở các nước Á Châu cũng mang các câu hỏi này cho học sinh và nhân viên của họ thảo luận (đặc biệt là Hàn Quốc, Singapore, các lãnh thổ Đài Loan Hồng Công, Thái Lan, và gần đây là Ấn Độ, Srilanca, Indonesia…cũng áp dụng), ví dụ bạn có làm xứng đáng với mỗi đồng lương được nhận? Như anh bạn Tony làm nhân sự một công ty rất lớn kia, sau khi đọc bài này, đã áp dụng để tuyển dụng. Sau khi qua hết các kỹ năng khác, ứng viên sẽ viết 1 bài cảm nghĩ khoảng 500-1000 chữ về 1 trong các chủ đề trên (cho họ tự chọn, viết trong 2 tiếng), anh cho rằng dù vị trí kỹ sư hay nhân viên văn phòng gì đều phải diễn đạt cho được ý kiến của mình bằng văn viết. Họ chấm ý, không chấm sự bóng bẩy trong câu từ. Và một khi đã ngồi nghĩ ra cách trả lời các câu hỏi này, thảo luận các đề tài này, thì đạo đức của họ cũng thay đổi ít nhiều.
Các bạn trẻ muốn tìm việc hoặc đổi việc thành công, nên nghiên cứu tự mình trả lời trước để không lạ lẫm khi phỏng vấn, ví dụ như câu "Bạn có bao giờ tiểu nhân", nhiều bạn hay đứng hình vì không biết trả lời. Các bạn phòng hành chính nhân sự có thể áp dụng các câu hỏi trên để tuyển nhân viên tốt. Mọi kỹ năng đều có thể đào tạo, nhưng đạo đức thì tự mỗi cá nhân phải tích lũy.