logo
logo
0933 205 502
 
Time 30.01.2016 09:13 | View 7.243

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN GIÁO DỤC HỌC 1

NGÀNH SƯ PHẠM TIỂU HỌC- HỆ ĐẠI HỌC & CAO ĐẲNG

 

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN

- Tên học phần: GIÁO DỤC HỌC I

- Số tín chỉ: 02

- Yêu cầu của học phần : Bắt buộc

        + Lí thuyết: 20 tiết

        + Thảo luận, làm bài tập trên lớp, thực hành: 10 tiết

        + Tự học, tự nghiên cứu: 60 tiết

- Bộ môn phụ trách học phần: Quản lý - giáo dục

2. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN

2.1.  Về kiến thức:  Nắm vững hệ thống kiến thức nhập môn GDH bao gồm các khái niệm, phạm trù: Mục đích GD, hệ thống GD quốc dân, những đặc thù của GV tiểu học, GD tiểu học, vấn đề phổ cập GD tiểu học, sự kết hợp giữa các lực lượng GD.

2.2. Về kỹ năng:  Vận dụng những hiểu biết về GDH để lý giải các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình giảng dạy và giáo dục ở nhà trường tiểu học.

2.3. Về thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của GD đối với sụ phát triển cá nhân và tiến bộ xã hội, vai trò quyết định của người GV đối với chất lượng GD. Từ đó có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất và năng lực sư phạm để trở thành người GV giỏi trong tương lai.

3. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA HỌC PHẦN

NỘI DUNG

HÌNH THỨC LÊN LỚP

LÊN LỚP

( LT+BT+TL)

TỰ HỌC

CHƯƠNG 1: GIÁO DỤC HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

1. Giáo dục học là một khoa học

1.1. Đối tượng của giáo dục học

1.2. Những khái niệm, phạm trù cơ bản của giáo dục học

2. Vị trí của giáo dục học trong hệ thống các khoa học giáo dục

2.1. Vị trí của giáo dục học trong hệ thống các khoa học giáo dục

2.2. Quan hệ với tâm lý học

2.3. Quan hệ với phương pháp giảng dạy bộ môn

2.4. Quan hệ với các khoa học khác

3 Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt

3.1. Nguồn gốc phát sinh hiện tượng giáo dục

3.2. Tính chất đặc trưng của hiện tượng giáo dục

3.2.1. Tính lịch sử

3.2.2. Tính giai cấp

3.2.3. Tính vĩnh hằng

3.2.4. Tính nhân dân và dân tộc

3.2.5. Tính nhân văn

4. Chức năng của giáo dục

4.1. Chức năng văn hoá xã hội

4.2. Chức năng chính trị tư tưởng

4.3. Chức năng kinh tế

6

12

CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC VÀ SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

1. Khái niệm về sự phát triển nhân cách

1.1. Khái niệm nhân cách

1.2. Khái niệm về sự phát triển nhân cách

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách

2.1. Bẩm sinh- di truyền

2.2. Môi trường

2.3. Giáo dục

2.4. Hoạt động cá nhân

6

12

CHƯƠNG 3: MỤC ĐÍCH, NGUYÊN LÝ GIÁO DỤC VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN

1. Mục đích giáo dục

1.1. Mục đích giáo dục- vấn đề cơ bản của giáo dục học

  1. Khái niệm về mục đích, mục tiêu giáo dục
  2. Ý nghĩa của việc xác định mục đích, mục tiêu giáo dục

1.2. Mục đích giáo dục của nước ta trong giai đoạn hiện nay

  1. Mục đích tổng quát đối với sự phát triển XH(mục đích hệ thống)
  2. Mục đích đối với sự phát triển cá nhân (mục đích nhân cách)
  3. Mục đích giáo dục chuyên biệt (mục tiêu)

1.3. Các nhiệm vụ GD nhằm thực hiện mục đích, mục tiêu giáo dục

1.3.1. Trí dục

1.3.2. Đức dục

1.3.3. Giáo dục lao động

1.3.4. Thể dục

1.3.5. Mỹ dục

2. Nguyên lý giáo dục:

2.1. Khái niệm về nguyên lý giáo dục

2.2. Nội dung của nguyên lý giáo dục

2.3. Những phương hướng thực hiện nguyên lý giáo dục

3. Hệ thống giáo dục quốc dân

3.1. Khái niệm về hệ thống giáo dục quốc dân

3.2. Những nguyên tắc xây dựng hệ thống giáo dục quốc dân

3.3. Hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam hiện nay

5

10

CHƯƠNG 4: NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

1. Người giáo viên tiểu học

1.1. Chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên tiểu học

1.2. Chuẩn giáo viên tiểu học

2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

2.1. Những yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học

2.2. Nội dung công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp

3. Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học.

7

14

CHƯƠNG 5:PHỐI HỢP GIÁO DỤC GIA ĐÌNH

VÀ NHÀ TRƯỜNG

1. Giáo dục gia đình

1.1. Gia đình và giáo dục gia đình

1.2. Đặc trưng, ưu thế của giáo dục gia đình

1.3. Phương pháp giáo dục gia đình

2. Phối hợp giáo dục gia đình và nhà trường

2.1. Sự phối hợp giáo dục gia đình và nhà trường

2.2. Ý nghĩa của sự phối hợp giáo dục gia đình và nhà trường

3. Các con đường phối hợp giáo dục gia đình và nhà trường

3.1. Thành lập hội cha mẹ học sinh

3.2. Thiết lập mối liên hệ thường xuyên với gia đình học sinh

6

12

ÔN TẬP KIỂM TRA

2

 

TỔNG CỘNG

32

60

4. HỌC LIỆU:

- Tài liệu bắt buộc

1.  GS. TS. Đặng Vũ Hoạt- GS.TS. Phó Đức Hòa . Giáo dục học tiểu học 1. NXB Đại học sư phạm

2.  GS. TS. Đặng Vũ Hoạt- Nguyễn Hữu Hợp, Giáo dục học tiểu học 2. NXB Đại học sư phạm

3. Giáo dục học- Dự án phát triển giáo viên Tiểu học

-  Tài liệu tham khảo

1.  Hà Thế Ngữ-Đặng Vũ Hoạt. Giáo dục học tập I. NXB giáo dục. 1987.

2. Thái Duy Tuyên. Giáo dục học hiện đại. NXB đại học quốc gia. 2001.

3.  Phạm Viết Vượng. Giáo dục học. NXB đại học quốc gia. 2001.

4.  Đặng Vũ Hoạt- Nguyễn Hữu Hợp. Giáo dục học tiểu học I,II -NXBGD.1998

5. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN:

+ SV phải vào lớp đúng giờ, không sử dụng điện thoại trong tiết học

+ Trước khi đến lớp phải đọc tài liệu và chuẩn bị câu hỏi được ghi rõ trong đề cương môn học đối với từng phần học.

6. HÌNH THỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC PHẦN:

6.1 Kiểm tra đánh giá định kì: trọng số 20% (1 bài); Chuyên cần: trọng số: 10 % ; Ý thức học tập, thảo luận: trọng số: 10%

6.2. Thi cuối kì: trọng số 60%

6.3. Lịch trình kiểm tra định kì, thi cuối kì

- Kiểm tra định kỳ: theo tình hình lớp học

- Thi cuối kỳ: theo lịch bố trí của phòng đào tạo