logo
logo
0933 205 502
 
Time 22.11.2018 04:41 | View 22.086

 

- Hồng Thanh Quang: Tôi rất hiểu là ở thời điểm  hiện nay, có rất nhiều cách đánh giá khác nhau về thực trạng nền giáo dục nước nhà. Nói gì thì nói, giáo dục luôn là sự nghiệp của toàn dân, luôn liên quan mật thiết tới tất cả các tầng lớp nhân dân. Thực tế là hiện nay, chỉ có ai lười biếng lắm mới không ít ra là nói vài ba câu đánh giá về thực trạng nền giáo dục nước nhà, theo cảm hứng riêng và góc nhìn riêng của mỗi người. Đối với anh, một nhà giáo lâu năm trong nghề, một chuyên gia có hạng về giáo dục, anh cảm nhận như thế nào về thực trạng nền giáo dục của chúng ta?

 

- TS Lê Thống Nhất: Rất khó nói ngắn gọn về điều này mà chỉ có thể mô tả, từ những góc độ khác nhau. Những điều tốt thì chúng ta đã biết qua các tổng kết của Bộ GD&ĐT, tôi chỉ nói về những điều còn chưa tốt.

- Cụ thể thế nào, thưa anh?

- Theo tôi, có thể nhìn về thực trạng nền giáo dục nước nhà ở từng góc độ như sau. Thứ nhất, về quản lý nhà nước mà trước hết là Bộ GD&ĐT thể hiện rõ sự lúng túng qua việc ra những văn bản chạy theo dư luận mà không dựa vào sự phản biện khách quan của các nhà quản lý có kinh nghiệm, các nhà khoa học sư phạm có trình độ. Đôi khi dư luận xuất phát từ những người không hiểu rõ về giáo dục nhưng vẫn chỉ trích giáo dục và tìm cách kéo thêm cộng đồng gây áp lực cho Bộ GD&ĐT. Nhiều văn bản chỉ đạo vội vàng của Bộ GD&ĐT không làm an dư luận mà lại tạo ra những đợt sóng mới. Một số bộ phận giúp việc cho Bộ trưởng chưa có cán bộ giỏi, có khi còn yếu kém, điều này chính Bộ trưởng cũng đã từng than phiền. Nhưng tại sao Bộ trưởng không tập trung làm cho bộ máy mạnh lên? Ở địa phương thì các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chưa có thực quyền, phụ thuộc khá nhiều vào UBND các cấp. Hai yếu tố rất quan trọng để tạo nên nguồn lực cho giáo dục hay bất cứ việc gì, đó là con người và tài chính đều chưa phải ngành giáo dục được chủ động. Tình trạng thừa thiếu giáo viên, cơ sở vật chất trường học không đáp ứng sự phát triển dân số nên ngành giáo dục khó mà một mình thay đổi được thực trạng hiện nay.

- Những câu hỏi của anh rất thú vị, tôi nghĩ rằng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có lẽ cũng rất sẵn long đưa ra những câu trả lời rõ ràng cho các câu hỏi đó. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ nào đấy, nếu là người trong cuộc hơn nữa, tức là nếu chúng ta hiểu rõ hơn về bộ máy quản lý đang vận hành trong lĩnh vực giáo dục của chúng ta hôm nay, không dễ thực hiện những giải pháp để cải thiện tình hình.

Thầy cô thi để được cấp chứng chỉ chuyên mônThầy cô thi để được cấp chứng chỉ chuyên môn

- Đúng là như thế. Tôi xin được nói tiếp. Nhìn về đội ngũ giáo viên thì có thể thấy rằng, họ chưa thực sự đạt chuẩn như yêu cầu ngành đề ra. Nhiều chứng chỉ đang có tính chất hình thức mà chưa đảm bảo chất lượng của người được cấp chứng chỉ. Thậm chí vấn đề này tạo ra áp lực cho giáo viên, thậm chí việc bồi dưỡng chuyên môn chỉ là hình thức, bởi vậy năng lực giáo viên không khá lên kể cả sau khi đạt chuẩn. Tinh thần của giáo viên có nhiều tâm tư về thu nhập và tinh thần. Chế độ tiền lương chưa được cải thiện, công việc làm thêm cũng gặp khó khăn, đang thiếu sự dân chủ ở nhiều nhà trường. Còn về học sinh chưa nhận thấy việc học cần sự đam mê để tự giác học tập. Đa số học sinh học có tính đối phó. Nhiều học sinh tỏ ra lười học và cảm thấy bị áp lực. Đây cũng có nguyên nhân từ đội ngũ giáo viên chưa kiên nhẫn giáo dục học sinh và đôi khi còn hạn chế về năng lực. Mặt khác chương trình học chưa tạo ra sự hứng thú cho học sinh nặng về những kiến thức chi tiết mà ít sự trải nghiệm trong cuộc sống. Nhiều nơi còn phải lấy chuyện thi cử để ép học sinh học cũng là biểu hiện của việc thiếu giải pháp giáo dục.

 

- Vâng, nhìn theo góc độ của anh thì mọi sự không mấy tươi sáng. Còn vấn đề gì cần phải nói nữa không anh?

- Còn, tôi muốn nói về phụ huynh học sinh. Thực tế là phụ huynh chưa thực sự phối hợp với nhà trường mà đôi khi còn tạo ức chế cho giáo viên. Một số phụ huynh ép con em đi học thêm quá nhiều, không còn thời gian vui chơi và đặc biệt quá thiếu thời gian tự học… Cuối cùng cũng cần nói thêm rằng vấn đề đánh giá học sinh chưa thực sự nghiêm túc, số học sinh xếp học lực giỏi rất nhiều so với trước đây nhưng kiến thức và năng lực không phải là giỏi. Thành tích thi quốc tế của học sinh Việt Nam rất đáng khích lệ nhưng điều này không phản ánh là nền giáo giáo dục tốt hơn xưa.

Tranh thủ cho con ăn để tiếp tục đi học thêmTranh thủ cho con ăn để tiếp tục đi học thêm

- Theo anh, có những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

 

- Nguyên nhân nổi lên là chúng ta chưa thực sự làm thật về giáo dục. Khá nhiều dự án giáo dục tiêu rất nhiều tiền nhưng hiệu quả thấp, thậm chí có dự án còn làm cho giáo dục đi xuống. Chúng ta còn nghèo, lẽ ra phải tận dụng những nguồn tiền ấy làm cho giáo dục mạnh lên nhưng tiêu tiền lãng phí, không hiệu quả đã làm mất những thời cơ cho giáo dục. Gốc rễ của vấn đề là nằm ở yếu tố con người, trước hết là những người phụ trách các việc quan trọng của giáo dục, sau là cách sử dụng các chuyên gia chưa trúng. Ngoài ra, ngành giáo dục khá yếu về truyền thông và xử lý truyền thông, chưa làm cho xã hội hiểu để đồng tình ủng hộ những việc lớn. Ngay trong ngành khi có những thay đổi lớn về chủ trương thì cách tập huấn, truyền thông cũng đang theo kiểu cũ, lẽ ra với công nghệ hiện nay thì tất cả các đối tượng đều được truyền đạt đầy đủ, chứ không phải theo kiểu "tam sao, thất bản" khi xuống tới từng cấp. Việc phụ huynh có xu hướng chỉ đạo con theo ý mình đi học thêm nhiều cũng bắt nguồn từ sự thiếu niềm tin vào nhà trường và một phần cũng chưa đủ kiến thức về giáo dục con theo từng lứa tuổi như thế nào. Ngành giáo dục chưa quan tâm đúng mức tới việc truyền thông những kiến thức này cho phụ huynh. Cuối cùng xin nhấn mạnh nguyên nhân nằm ngoài ngành giáo dục, đó là sự quan tâm của Chính phủ, UBND các cấp cho giáo dục mà trước hết cho cơ sở vật chất trường học đảm bảo và sau nữa là quan tâm tới đời sống giáo viên.

- Tôi vẫn nghĩ, giáo dục là dòng chảy liền mạch từ quá khứ sang hiện tại. Muốn hôm nay trở nên tốt hơn thì cần phải thấu hiểu những điều hay trong quá khứ. Anh nghĩ sao về cách nhìn này?

- Đó là cách nhìn hợp lý. Nhiều vấn đề trong giáo dục, có khá nhiều người mơ ước: "Bao giờ cho tới ngày xưa". Nói thế có nghĩa là với cái dòng chảy ấy, chúng ta để mất những điều tốt đẹp. Nhìn rõ nhất là tinh thần "Tôn sư trọng đạo" đang bị mai một khá nhiều. Ngày xưa không ai nói đến áp lực học tập. Cuốn sách giáo khoa mỏng hơn bây giờ, rất ít sách tham khảo nhưng thầy say mê chuyên môn tâm huyết dạy học, trò ham học. Học sinh xếp loại giỏi là giỏi thật, học sinh kém là bị ở lại lớp. Bây giờ học sinh loại giỏi rất nhiều, có những lớp giỏi cả lớp, học sinh kém cũng bị đẩy lên lớp nên mới có tình trạng sáng học lớp 6 nhưng chiều phải đi học tập đọc. Thậm chí có phụ huynh còn nói : "Hãy trả quyền lưu ban cho học sinh!". Ngày xưa được là học sinh tiên tiến là đã sướng nhưng nay thì lại buồn vì các bạn đã xếp trên cả tiên tiến. Ngày xưa hầu hết là nghèo, dù khổ, dù bom đạn vẫn thi đua dạy tốt, học tốt. Cải cách là để tốt hơn chứ không phải khác đi, chúng ta đang cải cách theo kiểu khác đi và tự dưng mất biết bao điều tốt của ngày xưa, của quá khứ. Lần đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục lần này, liệu chúng ta có tìm lại cái tốt ngày xưa không?

Bức tranh...không vui về truyền thống 'Tôn sư trọng đạo' bị mai mộtBức tranh...không vui về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" bị mai một

- Những kinh nghiệm giáo dục nào của cha ông có thể rất hữu ích cho ngày hôm nay?

 

- Kinh nghiệm của cha ông đã đúc kết bằng những thành ngữ mà tôi xin nhắc lại:

 Với xã hội, với phụ huynh: "Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy." – "Tôn sư trọng đạo" – "Khi tre không uốn thì tre trổ vồng".

Với học sinh: "Có công mài sắt có ngày nên kim" – "Có chí thì nên" – "Tiên học lễ, hậu học văn" – "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" – "Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng" – "Học ăn, học nói, học gói, học mở" – "Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học".

Với người thầy: "Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi" – "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" – "Thầy ra thầy, trò ra trò".

- Thương cho roi cho vọt. Các cụ ngày xưa đã nói rồi. Giáo dục phải nghiêm khắc, như cố PGS Văn Như Cương đã có lần nói. Anh có cảm thấy lo lắng không khi một số người trong ngành giáo dục hôm nay lại cứ muốn học như chơi?

- Không thể có chuyện "Học như Chơi" mà chỉ có "Chơi mà Học" và điều này chỉ nên dành cho lớp mẫu giáo và cấp tiểu học. Phải hiểu rằng: học là sự kiên trì, gian khổ vì "Có công mài sắt, có ngày nên kim", "Gạo đem vào giã bao đau đớn/Gạo giã xong rồi trắng tựa bông". Kiểu "Học như Chơi" sẽ khó rèn được sự tập trung suy nghĩ. Bởi vậy nhưng môn học có tính chất rèn luyện tư duy thì dứt khoát phải khổ luyện. Thời còn đi dạy học, tôi là người rất nghiêm khắc, học sinh mất trật tự là không dạy, học sinh không chịu làm bài tập là mời về. Muốn nghiêm khắc thì thầy phải có cái uy, không những thế cần phải có cái tâm, nghiêm khắc mà trò vẫn thích vì thầy không "ác" mà là thầy vì trò. Với cá nhân tôi, có vài môn thì "Học như Chơi" có thể được, đó là những môn học mà tôi quan niệm cho riêng mình là có tính giải trí, chẳng hạn tôi học nhạc như chơi, học đàn như chơi, học làm thơ như chơi,..

Ông cha đã từng nói về giáo dục như thế!Ông cha đã từng nói về giáo dục như thế!

- Theo anh, mặc dầu chúng ta sống theo cơ chế thị trường (theo định hướng XHCN). Nhưng việc quá thiên sang khuynh hướng giáo dục phải mang lại lợi nhuận tất yếu sẽ ảnh hưởng không tích cực tới chất lượng giáo dục, tới mục tiêu trồng người như trồng cây. Có đúng vậy không anh?

 

- Làm việc gì mà chỉ nhìn cái lợi vật chất trước mắt thì đều không đi được dài hơi. Tuy nhiên điều này khác với mang chất lượng giáo dục tốt đến cho người học thì người học phải đóng học phí cao hơn. Trên thực tế hiện nay thì học phí cao hơn chưa hẳn đã có giáo dục chất lượng hơn. Người học cần phải tìm hiểu kỹ khi lựa chọn cho mình. Các trường tư thục đương nhiên phải nghĩ đến lợi nhuận vì đó là điều kiện để tồn tại, nhưng việc tính toán thời điểm bắt đầu có lợi nhuận và mức tăng trưởng lợi nhuận thì phải cân nhắc khá cẩn thận. Về mặt nhà nước thì chiến lược đầu tư cho giáo dục phải có tầm nhìn xa, đầu tư hôm nay là tạo thành quả cho nhiều năm sau, chi cho sự nghiệp trồng người như việc trồng cây lâu năm, chứ không trồng cây thu hoạch theo thời vụ ngắn ngày. Riêng với các trường công lập mà chất lượng kém, không có giải pháp vực lên được thì nên chuyển cơ sở vật chất cho loại hình trường tư thục có lẽ ích lợi hơn.

- Theo cá nhân tôi nghĩ,  người thầy trong nhà trường phải là cột mốc uy tín. Nếu có ai đó trong số các thầy chưa đủ phẩm giá làm thầy hay có những điểm yếu gì thì cũng không nên coi đó là lý do để hạ thấp vai trò người thầy trong hệ thống giáo dục của chúng ta. Anh có nghĩ như vậy không?

- Tốt nhất là những người thầy như thế tự rút hoặc ngành loại ra để hàng ngũ người thầy phải là những người đúng với "đạo làm thầy". Tuy "con sâu làm rầu nồi canh" nhưng đối với giáo dục thì không thể để bất cứ con sâu nào tồn tại. Khi làm việc này thì phải làm đồng bộ ở tất cả các cấp, chứ không chỉ ở cấp thấp nhất. Khi đó thì truyền thống "Tôn sư trọng đạo" mới khôi phục lại được.

Hình ảnh đẹp của thầy trò thời bom đạnHình ảnh đẹp của thầy trò thời bom đạn

- Xu hướng nâng cao vai trò của học sinh là điều có thể hiểu được. Nhưng coi học trò chỉ đơn thuần là đối tác trong quá trình giáo dục rất lợi bất cấp hại, thậm chí  theo tôi, là điều không nên làm. Anh nghĩ thế nào về quan điểm này?

 

- Vai trò người học rất quan trọng trong giáo dục, người học phải tham gia tích cực vào quá trình học thì người thầy mới dạy thành công. Nhưng để trò tích cực thì thầy phải tác động, thậm chí tác động kiên trì. Dạy học chỉ có một chiều từ người thầy thì chắc chắn thất bại. Bởi vậy học trò là đối tác thì phải là đối tác hợp tác. Nâng cao vai trò của học sinh là muốn tất cả mọi công việc của giáo dục phải "vì học sinh thân yêu" chứ không phải để coi người thầy là người làm dịch vụ giáo dục như các dịch vụ khác. Người thầy vẫn phải có vai trò quan trọng trong giáo dục vì "không thầy đố mày làm nên", tất nhiên trong thời đại này thầy không dừng ở việc truyền thụ mà phải tạo sự khao khát và hướng dẫn học sinh học, đặc biệt với các cấp học cao thì tự học mới là quan trọng.

- Thực tế là nhiều người trong chúng ta hiện nay có khuynh hướng muốn đổ hết mọi trách nhiệm về những điều chưa khả dĩ trong hệ thống giáo dục hiện nay cho những vị t rí trọng trách hiện tại trong ngành giáo dục. Theo tôi, như thế là nông nổi và không hợp tình hợp lý. Anh nghĩ sao ạ?

- Làm giáo dục rất khó. Những vấn đề thiếu sót hiện nay của giáo dục không phải là đám cháy đột nhiên mà có khi âm ỉ đã lâu nay mới lộ ra. Tiêu cực trong thi cử chẳng hạn, có phải năm nay mới có đâu? Trong ngành ai cũng biết là thi cử có tiêu cực, không chỉ thi của lớp 12 mà những cuộc thi khác cũng có, kể cả thầy cô đi thi, nhưng năm nay nó bùng phát thôi. Quy trách nhiệm cho người đứng đầu cũng có lý, không hề nông nổi, bởi không quy cho người đứng đầu để có trách nhiệm giải quyết thì quy cho ai? Điều quan trọng là việc quy trách nhiệm này có làm thay đổi giáo dục được không? Như đã phân tích ở phần đầu là Bộ GD&ĐT và cả Bộ trưởng đang còn lúng túng trong xử lý các bất cập hiện nay. Không muốn bị quy trách nhiệm và thấy khó quá, nếu là tôi thì tôi từ chức ngay. Bộ trưởng chưa từ chức là vì thấy có thể gỡ rối được.

- Đấy là sự khác nhau giữa Bộ trưởng và Tiến sĩ (cười). Chúng ta không phải là Bộ trưởng thì chúng ta nói rất dễ dàng rằng nếu là tôi thì tôi từ chức ngay. Còn nếu đã là Bộ trưởng thì không thể nói thế được. Không phải vì quá cần cái chức đó đâu mà vì trách nhiệm, trách nhiệm của người trong cuộc và được giao phó trọng trách, đâu phải cứ thấy khó là thoái thác.

- (Cũng cười):…

- Tôi thì có cảm giác rằng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đang rất cố gắng và rất cầu thị để tháo gỡ những nan giải trong lĩnh vực giáo dục của nước nhà. Tuy nhiên, đó là việc rất không đơn giản, rất không dễ dàng. Theo anh, đâu là những việc cần làm ngay để cải thiện thực trạng giáo dục ở ta hiện nay?

- Việc cần làm ngay là công tác tổ chức cán bộ. Tôi cho rằng hệ thống tham mưu cho Bộ trưởng có vấn đề về năng lực. Cần rà soát lại tất cả xem các vị trí từ chuyên viên chỉ đạo tới lãnh đạo Cục, Vụ liệu có năng lực thực sự không?  Nếu nghe được tâm tư của các Sở GD&ĐT thì Bộ trưởng cũng sẽ biết ngay, nhưng chỉ có điều bây giờ ít ai nói thực cho Bộ trưởng biết. Con tầu đang sóng gió, ngoài thuyền trưởng thì các thuyền viên, thuỷ thủ cũng phải có năng lực thì mới chèo chống được. Từ Bộ GD&ĐT có mạnh thì mới nói đến các cấp khác. Nếu hệ thống giúp việc cho Bộ trưởng có năng lực thực sự thì đã không xảy ra các sự việc như chúng ta đã thấy.

- Có lẽ không nên buộc cho Bộ trưởng đương nhiệm tất cả trách nhiệm về những khiếm khuyết trong hệ thống giáo dục hiện nay…

- Giáo dục là quá trình, sự nghiệp giáo dục là lâu dài. Có những bộc lộ ngày hôm nay là do mầm mống từ trước, đó là trách nhiệm của những Bộ trưởng tiền nhiệm. Chuyện sách công nghệ giáo dục "thực nghiệm" 40 năm hay tài liệu VNEN tự dưng trở thành sách giáo khoa và đề án ngoại ngữ đến năm 2020 thì rõ ràng là chuyện của thời trước để lại. Nhưng trách nhiệm của người kế nhiệm là đương nhiên phải chịu trách nhiệm xử lý những việc này, chỉ có điều là xử lý giỏi hay không thôi. Xử lý không khéo thì chẳng những không khác phục được àm còn làm nặng nề thêm.

- Theo anh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cần làm gì để có thể có những thay đổi mạnh mẽ trong thực trạng nền giáo dục nước nhà?

TS. Lê Thống Nhất đã từng góp ý với Bộ trưởng Phùng Xuân NhạTS. Lê Thống Nhất đã từng góp ý với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

- Tôi cũng đã góp ý một vài việc trực tiếp cho Bộ trưởng, hôm nay chỉ nói thêm việc cần làm ngay như đã nói ở trên. Để có thay đổi mạnh mẽ thực trạng giáo dục hiện nay thì cần phải có "Hội nghị Diên Hồng" về giáo dục, còn cá nhân tôi chưa thể nói thêm điều gì vì cũng chưa chín lắm.

 

- Xin cảm ơn anh!

Nguồn: Tinh hoa Việt - bán nguyệt san của báo Đại Đoàn kết ra ngày 4/11/2018

 

Nhà báo, nhà thơ Hồng Thanh QuangNhà báo, nhà thơ Hồng Thanh Quang

- Hồng Thanh Quang: Tôi rất hiểu là ở thời điểm  hiện nay, có rất nhiều cách đánh giá khác nhau về thực trạng nền giáo dục nước nhà. Nói gì thì nói, giáo dục luôn là sự nghiệp của toàn dân, luôn liên quan mật thiết tới tất cả các tầng lớp nhân dân. Thực tế là hiện nay, chỉ có ai lười biếng lắm mới không ít ra là nói vài ba câu đánh giá về thực trạng nền giáo dục nước nhà, theo cảm hứng riêng và góc nhìn riêng của mỗi người. Đối với anh, một nhà giáo lâu năm trong nghề, một chuyên gia có hạng về giáo dục, anh cảm nhận như thế nào về thực trạng nền giáo dục của chúng ta?

 

- TS Lê Thống Nhất: Rất khó nói ngắn gọn về điều này mà chỉ có thể mô tả, từ những góc độ khác nhau. Những điều tốt thì chúng ta đã biết qua các tổng kết của Bộ GD&ĐT, tôi chỉ nói về những điều còn chưa tốt.

- Cụ thể thế nào, thưa anh?

- Theo tôi, có thể nhìn về thực trạng nền giáo dục nước nhà ở từng góc độ như sau. Thứ nhất, về quản lý nhà nước mà trước hết là Bộ GD&ĐT thể hiện rõ sự lúng túng qua việc ra những văn bản chạy theo dư luận mà không dựa vào sự phản biện khách quan của các nhà quản lý có kinh nghiệm, các nhà khoa học sư phạm có trình độ. Đôi khi dư luận xuất phát từ những người không hiểu rõ về giáo dục nhưng vẫn chỉ trích giáo dục và tìm cách kéo thêm cộng đồng gây áp lực cho Bộ GD&ĐT. Nhiều văn bản chỉ đạo vội vàng của Bộ GD&ĐT không làm an dư luận mà lại tạo ra những đợt sóng mới. Một số bộ phận giúp việc cho Bộ trưởng chưa có cán bộ giỏi, có khi còn yếu kém, điều này chính Bộ trưởng cũng đã từng than phiền. Nhưng tại sao Bộ trưởng không tập trung làm cho bộ máy mạnh lên? Ở địa phương thì các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chưa có thực quyền, phụ thuộc khá nhiều vào UBND các cấp. Hai yếu tố rất quan trọng để tạo nên nguồn lực cho giáo dục hay bất cứ việc gì, đó là con người và tài chính đều chưa phải ngành giáo dục được chủ động. Tình trạng thừa thiếu giáo viên, cơ sở vật chất trường học không đáp ứng sự phát triển dân số nên ngành giáo dục khó mà một mình thay đổi được thực trạng hiện nay.

- Những câu hỏi của anh rất thú vị, tôi nghĩ rằng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có lẽ cũng rất sẵn long đưa ra những câu trả lời rõ ràng cho các câu hỏi đó. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ nào đấy, nếu là người trong cuộc hơn nữa, tức là nếu chúng ta hiểu rõ hơn về bộ máy quản lý đang vận hành trong lĩnh vực giáo dục của chúng ta hôm nay, không dễ thực hiện những giải pháp để cải thiện tình hình.

Thầy cô thi để được cấp chứng chỉ chuyên mônThầy cô thi để được cấp chứng chỉ chuyên môn

- Đúng là như thế. Tôi xin được nói tiếp. Nhìn về đội ngũ giáo viên thì có thể thấy rằng, họ chưa thực sự đạt chuẩn như yêu cầu ngành đề ra. Nhiều chứng chỉ đang có tính chất hình thức mà chưa đảm bảo chất lượng của người được cấp chứng chỉ. Thậm chí vấn đề này tạo ra áp lực cho giáo viên, thậm chí việc bồi dưỡng chuyên môn chỉ là hình thức, bởi vậy năng lực giáo viên không khá lên kể cả sau khi đạt chuẩn. Tinh thần của giáo viên có nhiều tâm tư về thu nhập và tinh thần. Chế độ tiền lương chưa được cải thiện, công việc làm thêm cũng gặp khó khăn, đang thiếu sự dân chủ ở nhiều nhà trường. Còn về học sinh chưa nhận thấy việc học cần sự đam mê để tự giác học tập. Đa số học sinh học có tính đối phó. Nhiều học sinh tỏ ra lười học và cảm thấy bị áp lực. Đây cũng có nguyên nhân từ đội ngũ giáo viên chưa kiên nhẫn giáo dục học sinh và đôi khi còn hạn chế về năng lực. Mặt khác chương trình học chưa tạo ra sự hứng thú cho học sinh nặng về những kiến thức chi tiết mà ít sự trải nghiệm trong cuộc sống. Nhiều nơi còn phải lấy chuyện thi cử để ép học sinh học cũng là biểu hiện của việc thiếu giải pháp giáo dục.

 

- Vâng, nhìn theo góc độ của anh thì mọi sự không mấy tươi sáng. Còn vấn đề gì cần phải nói nữa không anh?

- Còn, tôi muốn nói về phụ huynh học sinh. Thực tế là phụ huynh chưa thực sự phối hợp với nhà trường mà đôi khi còn tạo ức chế cho giáo viên. Một số phụ huynh ép con em đi học thêm quá nhiều, không còn thời gian vui chơi và đặc biệt quá thiếu thời gian tự học… Cuối cùng cũng cần nói thêm rằng vấn đề đánh giá học sinh chưa thực sự nghiêm túc, số học sinh xếp học lực giỏi rất nhiều so với trước đây nhưng kiến thức và năng lực không phải là giỏi. Thành tích thi quốc tế của học sinh Việt Nam rất đáng khích lệ nhưng điều này không phản ánh là nền giáo giáo dục tốt hơn xưa.

Tranh thủ cho con ăn để tiếp tục đi học thêmTranh thủ cho con ăn để tiếp tục đi học thêm

- Theo anh, có những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

 

- Nguyên nhân nổi lên là chúng ta chưa thực sự làm thật về giáo dục. Khá nhiều dự án giáo dục tiêu rất nhiều tiền nhưng hiệu quả thấp, thậm chí có dự án còn làm cho giáo dục đi xuống. Chúng ta còn nghèo, lẽ ra phải tận dụng những nguồn tiền ấy làm cho giáo dục mạnh lên nhưng tiêu tiền lãng phí, không hiệu quả đã làm mất những thời cơ cho giáo dục. Gốc rễ của vấn đề là nằm ở yếu tố con người, trước hết là những người phụ trách các việc quan trọng của giáo dục, sau là cách sử dụng các chuyên gia chưa trúng. Ngoài ra, ngành giáo dục khá yếu về truyền thông và xử lý truyền thông, chưa làm cho xã hội hiểu để đồng tình ủng hộ những việc lớn. Ngay trong ngành khi có những thay đổi lớn về chủ trương thì cách tập huấn, truyền thông cũng đang theo kiểu cũ, lẽ ra với công nghệ hiện nay thì tất cả các đối tượng đều được truyền đạt đầy đủ, chứ không phải theo kiểu "tam sao, thất bản" khi xuống tới từng cấp. Việc phụ huynh có xu hướng chỉ đạo con theo ý mình đi học thêm nhiều cũng bắt nguồn từ sự thiếu niềm tin vào nhà trường và một phần cũng chưa đủ kiến thức về giáo dục con theo từng lứa tuổi như thế nào. Ngành giáo dục chưa quan tâm đúng mức tới việc truyền thông những kiến thức này cho phụ huynh. Cuối cùng xin nhấn mạnh nguyên nhân nằm ngoài ngành giáo dục, đó là sự quan tâm của Chính phủ, UBND các cấp cho giáo dục mà trước hết cho cơ sở vật chất trường học đảm bảo và sau nữa là quan tâm tới đời sống giáo viên.

- Tôi vẫn nghĩ, giáo dục là dòng chảy liền mạch từ quá khứ sang hiện tại. Muốn hôm nay trở nên tốt hơn thì cần phải thấu hiểu những điều hay trong quá khứ. Anh nghĩ sao về cách nhìn này?

- Đó là cách nhìn hợp lý. Nhiều vấn đề trong giáo dục, có khá nhiều người mơ ước: "Bao giờ cho tới ngày xưa". Nói thế có nghĩa là với cái dòng chảy ấy, chúng ta để mất những điều tốt đẹp. Nhìn rõ nhất là tinh thần "Tôn sư trọng đạo" đang bị mai một khá nhiều. Ngày xưa không ai nói đến áp lực học tập. Cuốn sách giáo khoa mỏng hơn bây giờ, rất ít sách tham khảo nhưng thầy say mê chuyên môn tâm huyết dạy học, trò ham học. Học sinh xếp loại giỏi là giỏi thật, học sinh kém là bị ở lại lớp. Bây giờ học sinh loại giỏi rất nhiều, có những lớp giỏi cả lớp, học sinh kém cũng bị đẩy lên lớp nên mới có tình trạng sáng học lớp 6 nhưng chiều phải đi học tập đọc. Thậm chí có phụ huynh còn nói : "Hãy trả quyền lưu ban cho học sinh!". Ngày xưa được là học sinh tiên tiến là đã sướng nhưng nay thì lại buồn vì các bạn đã xếp trên cả tiên tiến. Ngày xưa hầu hết là nghèo, dù khổ, dù bom đạn vẫn thi đua dạy tốt, học tốt. Cải cách là để tốt hơn chứ không phải khác đi, chúng ta đang cải cách theo kiểu khác đi và tự dưng mất biết bao điều tốt của ngày xưa, của quá khứ. Lần đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục lần này, liệu chúng ta có tìm lại cái tốt ngày xưa không?

Bức tranh...không vui về truyền thống 'Tôn sư trọng đạo' bị mai mộtBức tranh...không vui về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" bị mai một

- Những kinh nghiệm giáo dục nào của cha ông có thể rất hữu ích cho ngày hôm nay?

 

- Kinh nghiệm của cha ông đã đúc kết bằng những thành ngữ mà tôi xin nhắc lại:

 Với xã hội, với phụ huynh: "Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy." – "Tôn sư trọng đạo" – "Khi tre không uốn thì tre trổ vồng".

Với học sinh: "Có công mài sắt có ngày nên kim" – "Có chí thì nên" – "Tiên học lễ, hậu học văn" – "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" – "Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng" – "Học ăn, học nói, học gói, học mở" – "Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học".

Với người thầy: "Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi" – "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" – "Thầy ra thầy, trò ra trò".

- Thương cho roi cho vọt. Các cụ ngày xưa đã nói rồi. Giáo dục phải nghiêm khắc, như cố PGS Văn Như Cương đã có lần nói. Anh có cảm thấy lo lắng không khi một số người trong ngành giáo dục hôm nay lại cứ muốn học như chơi?

- Không thể có chuyện "Học như Chơi" mà chỉ có "Chơi mà Học" và điều này chỉ nên dành cho lớp mẫu giáo và cấp tiểu học. Phải hiểu rằng: học là sự kiên trì, gian khổ vì "Có công mài sắt, có ngày nên kim", "Gạo đem vào giã bao đau đớn/Gạo giã xong rồi trắng tựa bông". Kiểu "Học như Chơi" sẽ khó rèn được sự tập trung suy nghĩ. Bởi vậy nhưng môn học có tính chất rèn luyện tư duy thì dứt khoát phải khổ luyện. Thời còn đi dạy học, tôi là người rất nghiêm khắc, học sinh mất trật tự là không dạy, học sinh không chịu làm bài tập là mời về. Muốn nghiêm khắc thì thầy phải có cái uy, không những thế cần phải có cái tâm, nghiêm khắc mà trò vẫn thích vì thầy không "ác" mà là thầy vì trò. Với cá nhân tôi, có vài môn thì "Học như Chơi" có thể được, đó là những môn học mà tôi quan niệm cho riêng mình là có tính giải trí, chẳng hạn tôi học nhạc như chơi, học đàn như chơi, học làm thơ như chơi,..

Ông cha đã từng nói về giáo dục như thế!Ông cha đã từng nói về giáo dục như thế!

- Theo anh, mặc dầu chúng ta sống theo cơ chế thị trường (theo định hướng XHCN). Nhưng việc quá thiên sang khuynh hướng giáo dục phải mang lại lợi nhuận tất yếu sẽ ảnh hưởng không tích cực tới chất lượng giáo dục, tới mục tiêu trồng người như trồng cây. Có đúng vậy không anh?

 

- Làm việc gì mà chỉ nhìn cái lợi vật chất trước mắt thì đều không đi được dài hơi. Tuy nhiên điều này khác với mang chất lượng giáo dục tốt đến cho người học thì người học phải đóng học phí cao hơn. Trên thực tế hiện nay thì học phí cao hơn chưa hẳn đã có giáo dục chất lượng hơn. Người học cần phải tìm hiểu kỹ khi lựa chọn cho mình. Các trường tư thục đương nhiên phải nghĩ đến lợi nhuận vì đó là điều kiện để tồn tại, nhưng việc tính toán thời điểm bắt đầu có lợi nhuận và mức tăng trưởng lợi nhuận thì phải cân nhắc khá cẩn thận. Về mặt nhà nước thì chiến lược đầu tư cho giáo dục phải có tầm nhìn xa, đầu tư hôm nay là tạo thành quả cho nhiều năm sau, chi cho sự nghiệp trồng người như việc trồng cây lâu năm, chứ không trồng cây thu hoạch theo thời vụ ngắn ngày. Riêng với các trường công lập mà chất lượng kém, không có giải pháp vực lên được thì nên chuyển cơ sở vật chất cho loại hình trường tư thục có lẽ ích lợi hơn.

- Theo cá nhân tôi nghĩ,  người thầy trong nhà trường phải là cột mốc uy tín. Nếu có ai đó trong số các thầy chưa đủ phẩm giá làm thầy hay có những điểm yếu gì thì cũng không nên coi đó là lý do để hạ thấp vai trò người thầy trong hệ thống giáo dục của chúng ta. Anh có nghĩ như vậy không?

- Tốt nhất là những người thầy như thế tự rút hoặc ngành loại ra để hàng ngũ người thầy phải là những người đúng với "đạo làm thầy". Tuy "con sâu làm rầu nồi canh" nhưng đối với giáo dục thì không thể để bất cứ con sâu nào tồn tại. Khi làm việc này thì phải làm đồng bộ ở tất cả các cấp, chứ không chỉ ở cấp thấp nhất. Khi đó thì truyền thống "Tôn sư trọng đạo" mới khôi phục lại được.

Hình ảnh đẹp của thầy trò thời bom đạnHình ảnh đẹp của thầy trò thời bom đạn

- Xu hướng nâng cao vai trò của học sinh là điều có thể hiểu được. Nhưng coi học trò chỉ đơn thuần là đối tác trong quá trình giáo dục rất lợi bất cấp hại, thậm chí  theo tôi, là điều không nên làm. Anh nghĩ thế nào về quan điểm này?

 

- Vai trò người học rất quan trọng trong giáo dục, người học phải tham gia tích cực vào quá trình học thì người thầy mới dạy thành công. Nhưng để trò tích cực thì thầy phải tác động, thậm chí tác động kiên trì. Dạy học chỉ có một chiều từ người thầy thì chắc chắn thất bại. Bởi vậy học trò là đối tác thì phải là đối tác hợp tác. Nâng cao vai trò của học sinh là muốn tất cả mọi công việc của giáo dục phải "vì học sinh thân yêu" chứ không phải để coi người thầy là người làm dịch vụ giáo dục như các dịch vụ khác. Người thầy vẫn phải có vai trò quan trọng trong giáo dục vì "không thầy đố mày làm nên", tất nhiên trong thời đại này thầy không dừng ở việc truyền thụ mà phải tạo sự khao khát và hướng dẫn học sinh học, đặc biệt với các cấp học cao thì tự học mới là quan trọng.

- Thực tế là nhiều người trong chúng ta hiện nay có khuynh hướng muốn đổ hết mọi trách nhiệm về những điều chưa khả dĩ trong hệ thống giáo dục hiện nay cho những vị t rí trọng trách hiện tại trong ngành giáo dục. Theo tôi, như thế là nông nổi và không hợp tình hợp lý. Anh nghĩ sao ạ?

- Làm giáo dục rất khó. Những vấn đề thiếu sót hiện nay của giáo dục không phải là đám cháy đột nhiên mà có khi âm ỉ đã lâu nay mới lộ ra. Tiêu cực trong thi cử chẳng hạn, có phải năm nay mới có đâu? Trong ngành ai cũng biết là thi cử có tiêu cực, không chỉ thi của lớp 12 mà những cuộc thi khác cũng có, kể cả thầy cô đi thi, nhưng năm nay nó bùng phát thôi. Quy trách nhiệm cho người đứng đầu cũng có lý, không hề nông nổi, bởi không quy cho người đứng đầu để có trách nhiệm giải quyết thì quy cho ai? Điều quan trọng là việc quy trách nhiệm này có làm thay đổi giáo dục được không? Như đã phân tích ở phần đầu là Bộ GD&ĐT và cả Bộ trưởng đang còn lúng túng trong xử lý các bất cập hiện nay. Không muốn bị quy trách nhiệm và thấy khó quá, nếu là tôi thì tôi từ chức ngay. Bộ trưởng chưa từ chức là vì thấy có thể gỡ rối được.

- Đấy là sự khác nhau giữa Bộ trưởng và Tiến sĩ (cười). Chúng ta không phải là Bộ trưởng thì chúng ta nói rất dễ dàng rằng nếu là tôi thì tôi từ chức ngay. Còn nếu đã là Bộ trưởng thì không thể nói thế được. Không phải vì quá cần cái chức đó đâu mà vì trách nhiệm, trách nhiệm của người trong cuộc và được giao phó trọng trách, đâu phải cứ thấy khó là thoái thác.

- (Cũng cười):…

- Tôi thì có cảm giác rằng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đang rất cố gắng và rất cầu thị để tháo gỡ những nan giải trong lĩnh vực giáo dục của nước nhà. Tuy nhiên, đó là việc rất không đơn giản, rất không dễ dàng. Theo anh, đâu là những việc cần làm ngay để cải thiện thực trạng giáo dục ở ta hiện nay?

- Việc cần làm ngay là công tác tổ chức cán bộ. Tôi cho rằng hệ thống tham mưu cho Bộ trưởng có vấn đề về năng lực. Cần rà soát lại tất cả xem các vị trí từ chuyên viên chỉ đạo tới lãnh đạo Cục, Vụ liệu có năng lực thực sự không?  Nếu nghe được tâm tư của các Sở GD&ĐT thì Bộ trưởng cũng sẽ biết ngay, nhưng chỉ có điều bây giờ ít ai nói thực cho Bộ trưởng biết. Con tầu đang sóng gió, ngoài thuyền trưởng thì các thuyền viên, thuỷ thủ cũng phải có năng lực thì mới chèo chống được. Từ Bộ GD&ĐT có mạnh thì mới nói đến các cấp khác. Nếu hệ thống giúp việc cho Bộ trưởng có năng lực thực sự thì đã không xảy ra các sự việc như chúng ta đã thấy.

- Có lẽ không nên buộc cho Bộ trưởng đương nhiệm tất cả trách nhiệm về những khiếm khuyết trong hệ thống giáo dục hiện nay…

- Giáo dục là quá trình, sự nghiệp giáo dục là lâu dài. Có những bộc lộ ngày hôm nay là do mầm mống từ trước, đó là trách nhiệm của những Bộ trưởng tiền nhiệm. Chuyện sách công nghệ giáo dục "thực nghiệm" 40 năm hay tài liệu VNEN tự dưng trở thành sách giáo khoa và đề án ngoại ngữ đến năm 2020 thì rõ ràng là chuyện của thời trước để lại. Nhưng trách nhiệm của người kế nhiệm là đương nhiên phải chịu trách nhiệm xử lý những việc này, chỉ có điều là xử lý giỏi hay không thôi. Xử lý không khéo thì chẳng những không khác phục được àm còn làm nặng nề thêm.

- Theo anh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cần làm gì để có thể có những thay đổi mạnh mẽ trong thực trạng nền giáo dục nước nhà?

TS. Lê Thống Nhất đã từng góp ý với Bộ trưởng Phùng Xuân NhạTS. Lê Thống Nhất đã từng góp ý với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

- Tôi cũng đã góp ý một vài việc trực tiếp cho Bộ trưởng, hôm nay chỉ nói thêm việc cần làm ngay như đã nói ở trên. Để có thay đổi mạnh mẽ thực trạng giáo dục hiện nay thì cần phải có "Hội nghị Diên Hồng" về giáo dục, còn cá nhân tôi chưa thể nói thêm điều gì vì cũng chưa chín lắm.

 

- Xin cảm ơn anh!

Nguồn: Tinh hoa Việt - bán nguyệt san của báo Đại Đoàn kết ra ngày 4/11/2018.

Nhà báo, nhà thơ Hồng Thanh QuangNhà báo, nhà thơ Hồng Thanh Quang

- Hồng Thanh Quang: Tôi rất hiểu là ở thời điểm  hiện nay, có rất nhiều cách đánh giá khác nhau về thực trạng nền giáo dục nước nhà. Nói gì thì nói, giáo dục luôn là sự nghiệp của toàn dân, luôn liên quan mật thiết tới tất cả các tầng lớp nhân dân. Thực tế là hiện nay, chỉ có ai lười biếng lắm mới không ít ra là nói vài ba câu đánh giá về thực trạng nền giáo dục nước nhà, theo cảm hứng riêng và góc nhìn riêng của mỗi người. Đối với anh, một nhà giáo lâu năm trong nghề, một chuyên gia có hạng về giáo dục, anh cảm nhận như thế nào về thực trạng nền giáo dục của chúng ta?

 

- TS Lê Thống Nhất: Rất khó nói ngắn gọn về điều này mà chỉ có thể mô tả, từ những góc độ khác nhau. Những điều tốt thì chúng ta đã biết qua các tổng kết của Bộ GD&ĐT, tôi chỉ nói về những điều còn chưa tốt.

- Cụ thể thế nào, thưa anh?

- Theo tôi, có thể nhìn về thực trạng nền giáo dục nước nhà ở từng góc độ như sau. Thứ nhất, về quản lý nhà nước mà trước hết là Bộ GD&ĐT thể hiện rõ sự lúng túng qua việc ra những văn bản chạy theo dư luận mà không dựa vào sự phản biện khách quan của các nhà quản lý có kinh nghiệm, các nhà khoa học sư phạm có trình độ. Đôi khi dư luận xuất phát từ những người không hiểu rõ về giáo dục nhưng vẫn chỉ trích giáo dục và tìm cách kéo thêm cộng đồng gây áp lực cho Bộ GD&ĐT. Nhiều văn bản chỉ đạo vội vàng của Bộ GD&ĐT không làm an dư luận mà lại tạo ra những đợt sóng mới. Một số bộ phận giúp việc cho Bộ trưởng chưa có cán bộ giỏi, có khi còn yếu kém, điều này chính Bộ trưởng cũng đã từng than phiền. Nhưng tại sao Bộ trưởng không tập trung làm cho bộ máy mạnh lên? Ở địa phương thì các Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT chưa có thực quyền, phụ thuộc khá nhiều vào UBND các cấp. Hai yếu tố rất quan trọng để tạo nên nguồn lực cho giáo dục hay bất cứ việc gì, đó là con người và tài chính đều chưa phải ngành giáo dục được chủ động. Tình trạng thừa thiếu giáo viên, cơ sở vật chất trường học không đáp ứng sự phát triển dân số nên ngành giáo dục khó mà một mình thay đổi được thực trạng hiện nay.

- Những câu hỏi của anh rất thú vị, tôi nghĩ rằng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có lẽ cũng rất sẵn long đưa ra những câu trả lời rõ ràng cho các câu hỏi đó. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ nào đấy, nếu là người trong cuộc hơn nữa, tức là nếu chúng ta hiểu rõ hơn về bộ máy quản lý đang vận hành trong lĩnh vực giáo dục của chúng ta hôm nay, không dễ thực hiện những giải pháp để cải thiện tình hình.

Thầy cô thi để được cấp chứng chỉ chuyên mônThầy cô thi để được cấp chứng chỉ chuyên môn

- Đúng là như thế. Tôi xin được nói tiếp. Nhìn về đội ngũ giáo viên thì có thể thấy rằng, họ chưa thực sự đạt chuẩn như yêu cầu ngành đề ra. Nhiều chứng chỉ đang có tính chất hình thức mà chưa đảm bảo chất lượng của người được cấp chứng chỉ. Thậm chí vấn đề này tạo ra áp lực cho giáo viên, thậm chí việc bồi dưỡng chuyên môn chỉ là hình thức, bởi vậy năng lực giáo viên không khá lên kể cả sau khi đạt chuẩn. Tinh thần của giáo viên có nhiều tâm tư về thu nhập và tinh thần. Chế độ tiền lương chưa được cải thiện, công việc làm thêm cũng gặp khó khăn, đang thiếu sự dân chủ ở nhiều nhà trường. Còn về học sinh chưa nhận thấy việc học cần sự đam mê để tự giác học tập. Đa số học sinh học có tính đối phó. Nhiều học sinh tỏ ra lười học và cảm thấy bị áp lực. Đây cũng có nguyên nhân từ đội ngũ giáo viên chưa kiên nhẫn giáo dục học sinh và đôi khi còn hạn chế về năng lực. Mặt khác chương trình học chưa tạo ra sự hứng thú cho học sinh nặng về những kiến thức chi tiết mà ít sự trải nghiệm trong cuộc sống. Nhiều nơi còn phải lấy chuyện thi cử để ép học sinh học cũng là biểu hiện của việc thiếu giải pháp giáo dục.

 

- Vâng, nhìn theo góc độ của anh thì mọi sự không mấy tươi sáng. Còn vấn đề gì cần phải nói nữa không anh?

- Còn, tôi muốn nói về phụ huynh học sinh. Thực tế là phụ huynh chưa thực sự phối hợp với nhà trường mà đôi khi còn tạo ức chế cho giáo viên. Một số phụ huynh ép con em đi học thêm quá nhiều, không còn thời gian vui chơi và đặc biệt quá thiếu thời gian tự học… Cuối cùng cũng cần nói thêm rằng vấn đề đánh giá học sinh chưa thực sự nghiêm túc, số học sinh xếp học lực giỏi rất nhiều so với trước đây nhưng kiến thức và năng lực không phải là giỏi. Thành tích thi quốc tế của học sinh Việt Nam rất đáng khích lệ nhưng điều này không phản ánh là nền giáo giáo dục tốt hơn xưa.

Tranh thủ cho con ăn để tiếp tục đi học thêmTranh thủ cho con ăn để tiếp tục đi học thêm

- Theo anh, có những nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này?

 

- Nguyên nhân nổi lên là chúng ta chưa thực sự làm thật về giáo dục. Khá nhiều dự án giáo dục tiêu rất nhiều tiền nhưng hiệu quả thấp, thậm chí có dự án còn làm cho giáo dục đi xuống. Chúng ta còn nghèo, lẽ ra phải tận dụng những nguồn tiền ấy làm cho giáo dục mạnh lên nhưng tiêu tiền lãng phí, không hiệu quả đã làm mất những thời cơ cho giáo dục. Gốc rễ của vấn đề là nằm ở yếu tố con người, trước hết là những người phụ trách các việc quan trọng của giáo dục, sau là cách sử dụng các chuyên gia chưa trúng. Ngoài ra, ngành giáo dục khá yếu về truyền thông và xử lý truyền thông, chưa làm cho xã hội hiểu để đồng tình ủng hộ những việc lớn. Ngay trong ngành khi có những thay đổi lớn về chủ trương thì cách tập huấn, truyền thông cũng đang theo kiểu cũ, lẽ ra với công nghệ hiện nay thì tất cả các đối tượng đều được truyền đạt đầy đủ, chứ không phải theo kiểu "tam sao, thất bản" khi xuống tới từng cấp. Việc phụ huynh có xu hướng chỉ đạo con theo ý mình đi học thêm nhiều cũng bắt nguồn từ sự thiếu niềm tin vào nhà trường và một phần cũng chưa đủ kiến thức về giáo dục con theo từng lứa tuổi như thế nào. Ngành giáo dục chưa quan tâm đúng mức tới việc truyền thông những kiến thức này cho phụ huynh. Cuối cùng xin nhấn mạnh nguyên nhân nằm ngoài ngành giáo dục, đó là sự quan tâm của Chính phủ, UBND các cấp cho giáo dục mà trước hết cho cơ sở vật chất trường học đảm bảo và sau nữa là quan tâm tới đời sống giáo viên.

- Tôi vẫn nghĩ, giáo dục là dòng chảy liền mạch từ quá khứ sang hiện tại. Muốn hôm nay trở nên tốt hơn thì cần phải thấu hiểu những điều hay trong quá khứ. Anh nghĩ sao về cách nhìn này?

- Đó là cách nhìn hợp lý. Nhiều vấn đề trong giáo dục, có khá nhiều người mơ ước: "Bao giờ cho tới ngày xưa". Nói thế có nghĩa là với cái dòng chảy ấy, chúng ta để mất những điều tốt đẹp. Nhìn rõ nhất là tinh thần "Tôn sư trọng đạo" đang bị mai một khá nhiều. Ngày xưa không ai nói đến áp lực học tập. Cuốn sách giáo khoa mỏng hơn bây giờ, rất ít sách tham khảo nhưng thầy say mê chuyên môn tâm huyết dạy học, trò ham học. Học sinh xếp loại giỏi là giỏi thật, học sinh kém là bị ở lại lớp. Bây giờ học sinh loại giỏi rất nhiều, có những lớp giỏi cả lớp, học sinh kém cũng bị đẩy lên lớp nên mới có tình trạng sáng học lớp 6 nhưng chiều phải đi học tập đọc. Thậm chí có phụ huynh còn nói : "Hãy trả quyền lưu ban cho học sinh!". Ngày xưa được là học sinh tiên tiến là đã sướng nhưng nay thì lại buồn vì các bạn đã xếp trên cả tiên tiến. Ngày xưa hầu hết là nghèo, dù khổ, dù bom đạn vẫn thi đua dạy tốt, học tốt. Cải cách là để tốt hơn chứ không phải khác đi, chúng ta đang cải cách theo kiểu khác đi và tự dưng mất biết bao điều tốt của ngày xưa, của quá khứ. Lần đổi mới căn bản và toàn diện của giáo dục lần này, liệu chúng ta có tìm lại cái tốt ngày xưa không?

Bức tranh...không vui về truyền thống 'Tôn sư trọng đạo' bị mai mộtBức tranh...không vui về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" bị mai một

- Những kinh nghiệm giáo dục nào của cha ông có thể rất hữu ích cho ngày hôm nay?

 

- Kinh nghiệm của cha ông đã đúc kết bằng những thành ngữ mà tôi xin nhắc lại:

 Với xã hội, với phụ huynh: "Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy." – "Tôn sư trọng đạo" – "Khi tre không uốn thì tre trổ vồng".

Với học sinh: "Có công mài sắt có ngày nên kim" – "Có chí thì nên" – "Tiên học lễ, hậu học văn" – "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" – "Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng" – "Học ăn, học nói, học gói, học mở" – "Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học".

Với người thầy: "Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi" – "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài" – "Thầy ra thầy, trò ra trò".

- Thương cho roi cho vọt. Các cụ ngày xưa đã nói rồi. Giáo dục phải nghiêm khắc, như cố PGS Văn Như Cương đã có lần nói. Anh có cảm thấy lo lắng không khi một số người trong ngành giáo dục hôm nay lại cứ muốn học như chơi?

- Không thể có chuyện "Học như Chơi" mà chỉ có "Chơi mà Học" và điều này chỉ nên dành cho lớp mẫu giáo và cấp tiểu học. Phải hiểu rằng: học là sự kiên trì, gian khổ vì "Có công mài sắt, có ngày nên kim", "Gạo đem vào giã bao đau đớn/Gạo giã xong rồi trắng tựa bông". Kiểu "Học như Chơi" sẽ khó rèn được sự tập trung suy nghĩ. Bởi vậy nhưng môn học có tính chất rèn luyện tư duy thì dứt khoát phải khổ luyện. Thời còn đi dạy học, tôi là người rất nghiêm khắc, học sinh mất trật tự là không dạy, học sinh không chịu làm bài tập là mời về. Muốn nghiêm khắc thì thầy phải có cái uy, không những thế cần phải có cái tâm, nghiêm khắc mà trò vẫn thích vì thầy không "ác" mà là thầy vì trò. Với cá nhân tôi, có vài môn thì "Học như Chơi" có thể được, đó là những môn học mà tôi quan niệm cho riêng mình là có tính giải trí, chẳng hạn tôi học nhạc như chơi, học đàn như chơi, học làm thơ như chơi,..

Ông cha đã từng nói về giáo dục như thế!Ông cha đã từng nói về giáo dục như thế!

- Theo anh, mặc dầu chúng ta sống theo cơ chế thị trường (theo định hướng XHCN). Nhưng việc quá thiên sang khuynh hướng giáo dục phải mang lại lợi nhuận tất yếu sẽ ảnh hưởng không tích cực tới chất lượng giáo dục, tới mục tiêu trồng người như trồng cây. Có đúng vậy không anh?

 

- Làm việc gì mà chỉ nhìn cái lợi vật chất trước mắt thì đều không đi được dài hơi. Tuy nhiên điều này khác với mang chất lượng giáo dục tốt đến cho người học thì người học phải đóng học phí cao hơn. Trên thực tế hiện nay thì học phí cao hơn chưa hẳn đã có giáo dục chất lượng hơn. Người học cần phải tìm hiểu kỹ khi lựa chọn cho mình. Các trường tư thục đương nhiên phải nghĩ đến lợi nhuận vì đó là điều kiện để tồn tại, nhưng việc tính toán thời điểm bắt đầu có lợi nhuận và mức tăng trưởng lợi nhuận thì phải cân nhắc khá cẩn thận. Về mặt nhà nước thì chiến lược đầu tư cho giáo dục phải có tầm nhìn xa, đầu tư hôm nay là tạo thành quả cho nhiều năm sau, chi cho sự nghiệp trồng người như việc trồng cây lâu năm, chứ không trồng cây thu hoạch theo thời vụ ngắn ngày. Riêng với các trường công lập mà chất lượng kém, không có giải pháp vực lên được thì nên chuyển cơ sở vật chất cho loại hình trường tư thục có lẽ ích lợi hơn.

- Theo cá nhân tôi nghĩ,  người thầy trong nhà trường phải là cột mốc uy tín. Nếu có ai đó trong số các thầy chưa đủ phẩm giá làm thầy hay có những điểm yếu gì thì cũng không nên coi đó là lý do để hạ thấp vai trò người thầy trong hệ thống giáo dục của chúng ta. Anh có nghĩ như vậy không?

- Tốt nhất là những người thầy như thế tự rút hoặc ngành loại ra để hàng ngũ người thầy phải là những người đúng với "đạo làm thầy". Tuy "con sâu làm rầu nồi canh" nhưng đối với giáo dục thì không thể để bất cứ con sâu nào tồn tại. Khi làm việc này thì phải làm đồng bộ ở tất cả các cấp, chứ không chỉ ở cấp thấp nhất. Khi đó thì truyền thống "Tôn sư trọng đạo" mới khôi phục lại được.

Hình ảnh đẹp của thầy trò thời bom đạnHình ảnh đẹp của thầy trò thời bom đạn

- Xu hướng nâng cao vai trò của học sinh là điều có thể hiểu được. Nhưng coi học trò chỉ đơn thuần là đối tác trong quá trình giáo dục rất lợi bất cấp hại, thậm chí  theo tôi, là điều không nên làm. Anh nghĩ thế nào về quan điểm này?

 

- Vai trò người học rất quan trọng trong giáo dục, người học phải tham gia tích cực vào quá trình học thì người thầy mới dạy thành công. Nhưng để trò tích cực thì thầy phải tác động, thậm chí tác động kiên trì. Dạy học chỉ có một chiều từ người thầy thì chắc chắn thất bại. Bởi vậy học trò là đối tác thì phải là đối tác hợp tác. Nâng cao vai trò của học sinh là muốn tất cả mọi công việc của giáo dục phải "vì học sinh thân yêu" chứ không phải để coi người thầy là người làm dịch vụ giáo dục như các dịch vụ khác. Người thầy vẫn phải có vai trò quan trọng trong giáo dục vì "không thầy đố mày làm nên", tất nhiên trong thời đại này thầy không dừng ở việc truyền thụ mà phải tạo sự khao khát và hướng dẫn học sinh học, đặc biệt với các cấp học cao thì tự học mới là quan trọng.

- Thực tế là nhiều người trong chúng ta hiện nay có khuynh hướng muốn đổ hết mọi trách nhiệm về những điều chưa khả dĩ trong hệ thống giáo dục hiện nay cho những vị t rí trọng trách hiện tại trong ngành giáo dục. Theo tôi, như thế là nông nổi và không hợp tình hợp lý. Anh nghĩ sao ạ?

- Làm giáo dục rất khó. Những vấn đề thiếu sót hiện nay của giáo dục không phải là đám cháy đột nhiên mà có khi âm ỉ đã lâu nay mới lộ ra. Tiêu cực trong thi cử chẳng hạn, có phải năm nay mới có đâu? Trong ngành ai cũng biết là thi cử có tiêu cực, không chỉ thi của lớp 12 mà những cuộc thi khác cũng có, kể cả thầy cô đi thi, nhưng năm nay nó bùng phát thôi. Quy trách nhiệm cho người đứng đầu cũng có lý, không hề nông nổi, bởi không quy cho người đứng đầu để có trách nhiệm giải quyết thì quy cho ai? Điều quan trọng là việc quy trách nhiệm này có làm thay đổi giáo dục được không? Như đã phân tích ở phần đầu là Bộ GD&ĐT và cả Bộ trưởng đang còn lúng túng trong xử lý các bất cập hiện nay. Không muốn bị quy trách nhiệm và thấy khó quá, nếu là tôi thì tôi từ chức ngay. Bộ trưởng chưa từ chức là vì thấy có thể gỡ rối được.

- Đấy là sự khác nhau giữa Bộ trưởng và Tiến sĩ (cười). Chúng ta không phải là Bộ trưởng thì chúng ta nói rất dễ dàng rằng nếu là tôi thì tôi từ chức ngay. Còn nếu đã là Bộ trưởng thì không thể nói thế được. Không phải vì quá cần cái chức đó đâu mà vì trách nhiệm, trách nhiệm của người trong cuộc và được giao phó trọng trách, đâu phải cứ thấy khó là thoái thác.

- (Cũng cười):…

- Tôi thì có cảm giác rằng Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đang rất cố gắng và rất cầu thị để tháo gỡ những nan giải trong lĩnh vực giáo dục của nước nhà. Tuy nhiên, đó là việc rất không đơn giản, rất không dễ dàng. Theo anh, đâu là những việc cần làm ngay để cải thiện thực trạng giáo dục ở ta hiện nay?

- Việc cần làm ngay là công tác tổ chức cán bộ. Tôi cho rằng hệ thống tham mưu cho Bộ trưởng có vấn đề về năng lực. Cần rà soát lại tất cả xem các vị trí từ chuyên viên chỉ đạo tới lãnh đạo Cục, Vụ liệu có năng lực thực sự không?  Nếu nghe được tâm tư của các Sở GD&ĐT thì Bộ trưởng cũng sẽ biết ngay, nhưng chỉ có điều bây giờ ít ai nói thực cho Bộ trưởng biết. Con tầu đang sóng gió, ngoài thuyền trưởng thì các thuyền viên, thuỷ thủ cũng phải có năng lực thì mới chèo chống được. Từ Bộ GD&ĐT có mạnh thì mới nói đến các cấp khác. Nếu hệ thống giúp việc cho Bộ trưởng có năng lực thực sự thì đã không xảy ra các sự việc như chúng ta đã thấy.

- Có lẽ không nên buộc cho Bộ trưởng đương nhiệm tất cả trách nhiệm về những khiếm khuyết trong hệ thống giáo dục hiện nay…

- Giáo dục là quá trình, sự nghiệp giáo dục là lâu dài. Có những bộc lộ ngày hôm nay là do mầm mống từ trước, đó là trách nhiệm của những Bộ trưởng tiền nhiệm. Chuyện sách công nghệ giáo dục "thực nghiệm" 40 năm hay tài liệu VNEN tự dưng trở thành sách giáo khoa và đề án ngoại ngữ đến năm 2020 thì rõ ràng là chuyện của thời trước để lại. Nhưng trách nhiệm của người kế nhiệm là đương nhiên phải chịu trách nhiệm xử lý những việc này, chỉ có điều là xử lý giỏi hay không thôi. Xử lý không khéo thì chẳng những không khác phục được àm còn làm nặng nề thêm.

- Theo anh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cần làm gì để có thể có những thay đổi mạnh mẽ trong thực trạng nền giáo dục nước nhà?

TS. Lê Thống Nhất đã từng góp ý với Bộ trưởng Phùng Xuân NhạTS. Lê Thống Nhất đã từng góp ý với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

- Tôi cũng đã góp ý một vài việc trực tiếp cho Bộ trưởng, hôm nay chỉ nói thêm việc cần làm ngay như đã nói ở trên. Để có thay đổi mạnh mẽ thực trạng giáo dục hiện nay thì cần phải có "Hội nghị Diên Hồng" về giáo dục, còn cá nhân tôi chưa thể nói thêm điều gì vì cũng chưa chín lắm.

 

- Xin cảm ơn anh!

Nguồn: Tinh hoa Việt - bán nguyệt san của báo Đại Đoàn kết ra ngày 4/11/2018.


Bài liên quan