logo
logo
0933 205 502
 
Time 31.01.2018 09:21 | View 19.709
 

Singapore từng là một làng chài của người Mã Lai khi nó bị chiếm làm thuộc địa của Anh vào thế kỷ 19.

Sau đó, quân đội Nhật chiếm đóng Singapore trong Thế chiến thứ hai, và sau nữa đây là một phần trong Liên bang Mã Lai.

Singapore trở thành quốc gia độc lập  vào năm 1965, với rất ít tài nguyên thiên nhiên, không ổn định về chính trị xã hội và không phát triển về kinh tế.

Sau 50 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Hành động (the People’s Action Party- PAP) Singapore đã trở thành một trong những nước phát triển nhất thế giới và là nước phát triển hàng đầu ở vùng Đông Nam Á.

Điều làm nên sự kì diệu này phần lớn là nhờ nguồn nhân lực – nguồn tài nguyên quý giá và duy nhất của Singapore. Để phát triển nguồn nhân lực dồi dào chính sách của đất nước sư tử  này là ưu tiên hàng đầu cho giáo dục .

Cấu trúc hệ thống giáo dục bảo đảm tính mềm dẻo

Chương trình được định hướng phân luồng từ 2 năm cuối tiểu học nhưng bắt đầu phân luồng từ trung học cơ sở (THCS).

Chương trình THCS phân ra hệ cấp tốc cho học sinh (HS) giỏi ( 4năm) sau đó nhận bằng GCE-O, hệ bình thường 4 năm cho các HS khác với 2 ban cơ bản ( có thể học tiếp trình độ cao hơn) và kỹ thuật nhưng chỉ nhận bằng GCE-N).

Chương trình phổ cập giáo dụch(GD) hết THCS cho HS là  10 năm.

Từ đây HS ban kỹ thuật có thể chuyển qua học nghề.

Muốn nhân bằng GCE-O học sinh ban cơ bản phải học thêm 1 năm nữa là 11 năm, sau đó hoặc học tiếp Cao đẳng hoặc dự bị ĐH ( 1-3 năm ) rồi mới thi vào ĐH.

Các chương trình có thể bố trí cho HS giỏi tốt nghiệp đại học (ĐH) lúc 20 tuổi nhưng HS trung bình có thể tốt nghiệp chậm hơn ( 22-24 tuổi).

Chương trình dự bị ĐH ( 2 năm) tương tự như phổ thông trung học (PTTH) của ta nhưng không phân ban A,B,C,D mà dạy luôn những kiến thức cơ sở theo ngành ĐH mà sinh viên (SV) cần thi.

Vào ĐH, SV chỉ cần học 3 năm, tiết kiệm hơn ta 1 năm nhưng kiến thức lại đầy đủ và thực tiễn hơn.

Nhìn vào cấu trúc hệ thống GD chúng ta thấy chương trình co dãn tùy theo trình độ học sinh:

Học phổ thông 10-11 năm, ĐH 3-5 năm phù hợp với khả năng từng người  nhưng bảo đảm tính liên thông và liên tục.

HS được phân luồng, phân ban sớm nên tiết kiệm  thời gian.

Những HS trước khi thi ĐH đã được sàng lọc qua nhiều cấp  (chỉ 30% số người trong độ tuổi tham gia thi ĐH) nên bảo đảm chất lượng tốt.

Triết lý và chính sách giáo dục

“Nhà trường tư duy, quốc gia học tập” (Thinking Schools, Learning Nation – TSLN) là Tầm nhìn chiến lược với vai trò định hướng đổi mới cho GD Singapore từ năm 1997. “Nhà trường tư duy” là mô hình trường học – nơi tư duy sáng tạo, niềm say mê học tập suốt đời và tinh thần phụng sự tổ quốc của học sinh được kích thích ngay từ tuổi nhỏ. Còn  theo mô hình “Quốc gia học tập”, học tập được coi là văn hóa quốc gia, trong đó mọi tầng lớp xã hội đều dồi dào tính sáng tạo và đổi mới. Dưới tầm nhìn TSLN, nhiều sáng kiến đa dạng đã được thực hiện trên từng khía cạnh của hệ thống giáo dục. Năm 1997, chương trình “Giáo dục quốc gia” (National Education) bắt đầu được thực hiện với mục đích thắt chặt tinh thần dân tộc và củng cố niềm tin vào tương lai của người dân Singapore.

“ GD là quốc sách hàng đầu” không phải là khẩu hiệu

Chính sách ưu tiên GD được thấm nhuần trong mọi chính sách cụ thể của Singapore. Khi bố trí kế họach đầu tư, Singapore luôn ưu tiên cho GD.. Ví như, đất đai là tài sản quý giá nhất tại đảo quốc nhỏ bé này, nhưng phần lớn đất lại dành cho các trường học. Người dân ở đây phải chấp nhận sống trên các căn hộ chung cư cao tầng chật chội, dành đất để xây dựng trường. Ấn tượng khi bước vào các trường học tại Singapore là những sân chơi rộng rãi, thoáng mát và nhiều cây xanh xung quanh. Ví dụ như trường Rulang Primary có 58 lớp học, sĩ số trong mỗi lớp học chỉ có 30 em. Trên mỗi bức tường ở ngoài hành lang phòng học đều có trưng bày ảnh và nội dung giới thiệu về lịch sử của ngôi trường, các đời hiệu trưởng, những mảng văn hóa đang tồn tại ở Singapore. Các ĐH của Singapore đều được bố trí trong khuôn viên rộng lớn, thóang đãng với khu giảng đường và trang thiết bị hiện đại nhất.

Image result for singapore education

Phương châm giáo dục: “dạy ít, học nhiều”

Phương châm này thấm nhuần tới từng SV, HS để giúp họ nâng cao năng lực tư học, bám sát thực tiễn. Phương châm này cũng áp dụng cho GV và cán bộ quản lý để mỗi người luôn soi lại mình với tâm niệm học tập là sự nghiệp suốt đời. Đồng thời GV cũng phải cải tiến phương pháp giảng dạy sao cho tinh gọn, giúp HS-SV thực sự làm chủ lớp học.

Mục tiêu giáo dục: phát triển tài năng của từng cá nhân, sao cho mỗi người đều có thể đóng góp vào sự nghiệp kinh tế và vào cuộc đấu tranh liên tục nhằm biến Singapore thành một thị trường quốc tế giàu năng suất và mạnh tính cạnh tranh.

Đây chính là sự kết hợp giữa truyền thống GD phương Đông với văn minh phương Tây. Truyền thống GD phương Đông thường chú ý tới GD đạo đức tính tập thể (chống chủ nghĩa cá nhân), coi trọng các giá trị lý thuyết ( lý tưởng) và tiêu chuẩn đánh giá cũng như khát vọng vươn tới là bằng cấp. Các giá trị của nền GD phương Tây lại chú ý đến từng cá nhân, đề cao vai trò của cá nhân và coi trọng hiệu quả, thực dụng. Các tính cách này dựa trên bản sắc văn hóa và những di sản lịch sử. Trong xã hội hiện đại, tòan cầu hóa với 1 đất nước đa sắc tộc, Singapore đã kết hợp hài hòa các giá trị này. Tại mỗi cấp học Singapore vẫn thi tốt nghiệp và giữ bằng cấp thống nhất: bằng tiểu học (PSLE), bằng THCS bình thường (N level), bằng THCS bậc cao (O level), bằng dự bị ĐH ( A level) và các bằng cấp CĐ-ĐH khác. Đồng thời họ cũng nêu cao vai trò cá nhân trong mục tiêu, nội dung cũng như phương pháp GD.

Chính sách giáo viên: GV phải là những người giỏi nhất và yêu nghề

Singapore chọn lọc kỹ các sinh viên thi vào ngành sư phạm trước khi đào tạo họ và chỉ tiêu tuyển sinh tương đương với lượng giáo viên thiếu trong ngành. Ngay khi được tuyển chọn, sinh viên sẽ được Bộ giáo dục thuê và gần như chắc chắn được bảo đảm có việc làm.

Singapore dành cho các giáo viên 100 giờ đào tạo mỗi năm và bổ nhiệm các giáo viên có thâm niên giám sát trình độ giáo viên tại mỗi trường. nghiên cứu, lập ra những trường đại học chất lượng cao để thu hút sinh viên giỏi, đồng thời đưa người giỏi ra nước ngoài học.

THỊ TRƯỜNG HÓA NỀN GIÁO DỤC

Hệ thống GD Singapore từ 1980 đã được thị trường hóa. Tính thị trường trong GD biểu hiện ở việc khuyến khích tính tự chủ và tính cạnh tranh của từng trường. Mặt khác nhà nước quản lý thông qua việc xếp hạng công khai hàng năm các trường theo những tiêu chuẩn nhất định. Từ đó thương hiệu hay uy tín của từng trường được xã hội đánh giá khách quan. Các trường cũng được khuyến khích thiết lập những chương trình riêng theo nhu cầu xã hội hoặc đề ra các tiêu chuẩn riêng để lựa chọn HS hay sinh viên bảo đảm được uy tín lâu dài của trường. Sự cạnh tranh bình đẳng giúp phát huy tính sáng tạo của đội ngũ quản lý và giáo viên từng trường, đồng thời cũng tạo sự đa dạng cho cả hệ thống GD. Singapore cũng luôn cập nhật tình hình GD trong khu vực và quốc tế để tìm ra chiến lược cạnh tranh với các trường tiên tiến thế giới cũng như tăng cường thu hút SV nước ngòai về học tại Sigapore. Trường ĐH Quốc gia Singapore SNU ra đời 1962 sau ĐH Quốc gia VN (VNU- 1906) gần nửa thế kỷ, nhưng nhờ có chiến lược đúng đắn mà hiên nay đã vươn lên thành trường ĐH thứ 2 ở châu Á và nằm trong top 200 các ĐH tốt nhất thế giới. Trong khi đó VNU là trường ĐH tốt nhất VN thì hiện vẫn chưa lọt được vào top 200 các ĐH châu Á, chưa dám mơ tưởng gì đến top 300 hay 500 các ĐH trên thế giới. Việc xây dựng SNU luôn dựa trên tiêu chuẩn Quốc tế của các trường tiên tiến. Thời gian đầu họ sẵn sàng mời nhiều cán bộ quản lý và giáo viên từ nước ngòai, dùng chương trình nước ngòai, hợp tác với các trường nước ngòai để cùng họat động. Khuyến khích SV nước ngòai đến học tại Singapore với chính sách cho vay trước, trả sau.

Tính thị trường còn thể hiện trong việc chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ chung  trong GD nên Singapore dễ dàng tiếp cận với các nền GD và khoa học tiên tiến trên thế giới

KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ VÀ ĐỔI MỚI ĐẠI HỌC

Singapore xác định đổi mới GDĐH là tất yếu, là nhu cầu tự thân để phát triển kinh tế xã hội. Một trong những giải pháp khuyến khích đổi mới chính là nhà nước phải luôn đặt hàng đối với các trường ĐH những yêu cầu mới về đào tạo nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ và các dịch vụ xã hội theo nguyên tắc: nếu trường đổi mới được, nhà nước sẽ trả chi phí đủ cho trường thực hiện, thông qua những chương trình, dự án đầu tư cho những công trình, đề tài, hướng nghiên cứu mới.

Muốn đổi mới GDĐH thường phải đứng trước bài toán quá khó là nhu cầu nguồn lực đầu tư quá lớn. các nhà quản lý GDĐH Singapore cho rằng phải chọn từng điểm để đổi mới, để đột phá, để đổi mới đến đầu đến đũa, từ điểm đột phá trở thành ngọn đuốc lan tỏa tới cả hê thống. Khi sử dụng nguồn lực trong đổi mới GDĐH đòi hỏi chống tư tưởng bình quân. Đó sẽ là một sự lựa chọn cực kỳ khắc nghiệt đối với người lãnh đạo. Khi nhà nước đầu tư hàng trăm triệu USD cho một trường còn những trường khác không được, đòi hỏi người quản lý phải có bản lĩnh ghê gớm để ra quyết định, đương đầu với sự phản đối. Sau đó mới tiếp tục đầu tư cho các trường tiếp theo vươn tới chuẩn quốc tế. Chính phủ Singapore đã tập trung đầu tư, nâng từng trường ĐH lên đạt chuẩn quốc tế với mục tiêu đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển từng giai đoạn của đất nước.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP NƯỚC NGOÀI

Tiếp cận công nghệ nguồn có nghĩa là phải đến học tập trực tiếp ở một mô hình quản lý tốt nhất thế giới, không theo công nghệ thứ cấp. Singapore lựa chọn một số lượng rất ít mô hình để học tập nhằm đảm bảo tính triết lý logic hệ thống của mô hình đó được bảo toàn  Khi tiếp cận với các mô hình mẫu, các nhà quản lý GD Singapore đã tập trung vào điểm mạnh của từng mô hình được chọn lựa. Chọn trọng điểm rồi chọn trọng tâm để học tập, sau đó khai thác triệt để thế mạnh, ưu điểm của mô hình.

Trong quá trình phát triển, Singapore thí điểm nhiều hình thức GD khác nhau trên cơ sở kế thừa kinh nghiệm của các nước tiên tiến. Ví dụ ở hệ thống trung học: Năm 1986, Bộ GD đã tổ chức cho 12 trường cùng với Bộ GD đi thăm 25 trường họat động tốt nhất ở Anh-Mỹ để học tập tìm ra những bài học thiết thực cho Singapore. Từ đó quyền tự chủ được mở rộng cho một số trường lựa chọn. Về nước, bộ trưởng bộ Giáo dục Tony Tan tổ chức một số trường trở thành trường độc lập. Tuy là trường công lập nhưng họ được tự chủ một cách mềm dẻo trong việc sắp xếp và trả lương cho cán bộ. Họ cũng chủ động cả trong việc điều hành quản lý chương trình, tài liệu và các họat động GD-đào tạo. Các trường này làm nòng cốt và hình mẫu cho cả hệ thống trong việc nâng cao chất lượng GD.

Các trường ĐH của Singapore sẵn sàng thuê các nhà quản lý trong giai đoạn đầu khi chưa đủ trình độ tự mình quản lý. Người được thuê đó phải làm ba việc: một là quản lý trường đó theo chuẩn quốc tế, hai là chỉ định và đào tạo người đủ năng lực để tiếp quản công việc này, ba là chuyển giao toàn bộ qui trình công nghệ quản lý đó cho người được lựa chọn kế nhiệm.

Trên đây là vài nét về GD Singapore và những bài học mà chúng ta có thể tham khảo. Nghiên cứu kỹ chúng ta có thể tìm ra những giải đáp ,những trăn trở về đổi mới nền GD VN mà nhiều nhà GD đang tranh cãi.

Phạm Lan Hương

Nguồn: http://gddhhoinhapquocte.vnuhcm.edu.vn/

 


Bài liên quan

TS. Lê Thống Nhất: "Chúng ta chưa thực sự làm thật về giáo dục!"
Bàn về triết lý giáo dục Việt Nam: “Con cá phải học bơi, con chim phải học bay...”
Tích hợp đâu phải vậy!
Albert Einstein bàn về giáo dục
Khai sáng, suy ngẫm từ một điển hình Nhật Bản
Người Việt nói dối: Con số và viễn cảnh
Việt Nam học được gì từ nghịch lý giáo dục Phần Lan
Những tháng ngày Harvard
Ba người thầy vĩ đại
Giáo dục là cuộc sống - Triết lý của John Dewey
Những bí mật của giáo dục phổ thông ở Nga
Cải cách giáo dục là thay đổi nền tảng tư tưởng GD
Tài liệu quý về cải cách giáo dục
Nhà giáo Phạm Toàn: Cải cách phải giản dị!
Đi tìm ‘nhà giáo’
Sự khác biệt về giáo dục giữa Phần Lan và Việt Nam
Chính thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Bốn thói xấu của người Việt đương đại
Người Nhật học thế nào?
Lễ tổng kết lớp nghiệp vụ quản lý khóa 28
12