logo
logo
0933 205 502
 
Time 30.01.2016 09:55 | View 7.988

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

 

I. THÔNG TIN VỀ HỌC PHẦN

1. Thông tin chung

-Tên học phần: Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý giáo dục và đào tạo

-Mã học phần: TLGD1892

-Số tín chỉ:     02

-Học phần:    Bắt buộc

-Các mã học phần tiên quyết: Triết học Mác-Lênin, Tâm lý học1, 2, Giáo dục học 1

 

2. Mục tiêu của học phần

+ Tri thức:

  • Nắm được những lý luận chung về Nhà nước và QLHCNN ở Việt Nam, những nội dung chủ yếu của cuộc vận động CCHC hiện nay.
  • Trình bày được các khái niệm cơ bản quản lí, quản lý hành chính nhà nước, quản lý nhà nước về giáo dục.
  • Trình bày được nội dung, quy trình hoạt động quản lí hành chính nhà nước, công cụ, hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước.
  • Phân tích các yếu tố nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.
  • Trình bày được các khái niệm và những vấn đề liên quan đến công chức, công vụ; cơ sở pháp lý và sự cần thiết của Luật cán bộ, công chức
  • Nắm vững đường lối, quan điểm về giáo dục và đào tạo của Đảng và Nhà nước Tổng hợp được tinh hình giáo dục hiện nay của Việt Nam – những nguyên nhan của thành tựu và hạn chế của giáo dục; mục tiêu và giải pháp ơhát triển giáo dục.
  • Hiểu và nắm chắc luật giáo dục, Điều lệ trường trung học.

     

    + Kỹ năng:

  • Vận dụng các kiến thức đã học vào việc thực hiện các quy định trong giáo dục học sinh
  • Nhận diện và giải quyết được những vấn đề liên quan đến công tác quản lý hành chính trong nhà trường.
  • Từ nội dung môn học dần hình thành giá trị hành vi (tuân thủ nội quy quy định, tôn trọng quy chế, có khả năng thương thuyết, có tinh thần đoàn kết, sáng tạo, có đạo đức nghề nghiệp). 
  • Quản lý, hướng đạo giáo dục cá nhân và tập thể học sinh tuân theo pháp luật, quy chế, quy định của nhà nước
  • Xây dựng kế hoạch, làm việc cẩn thận, chính xác theo quy định của ngành.

     

    + Thái độ:

  • Nhận thức sâu sắc về trách nhiệm và vai trò của bản thân đối với sự nghiệp cải cách nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đào tạo.
  • Ý thức trách nhiệm với sự giá trị hành vi của mình
  • Hình thành ý thức thường xuên rèn luyện và trau dồi kiến thức và đạo đức cho bản thân.

 

3. Tóm tắt nội dung học phần

Môn học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quản lý hành chính nhà nước và quản lý hành chính nhà nước về giáo dục – đào tạo, giúp người học Nâng cao năng lực và cải tiến công tác quản lý hành chính Nhà nước trong nhà trường và trong hoạt động giáo dục. 

Môn học cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về nhà nước, cơ chế tổ chức và nội dung quản lý hành chính nhà nước về giáo dục, từ đó giúp người học ý thức được những chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá trình xây dựng nền hành chính tối ưu góp phần nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục.

Môn học chú trọng đến việc hình thành các kỹ năng nhận thức và và vận dụng những kiến thức vào việc bồi dưỡng nhân cách người giáo viên; đồng thời góp phần hình thành các kỹ năng về quản lý học sinh, quản lý trường học... Các kỹ năng chủ yếu được hình thành thông qua các nội dung của môn học có sự lồng ghép của giảng viên. 


II. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC

 

NỘI DUNG

Hình thức tổ chức dạy học

Lên lớp

Thực hành

Tự học

Lý thuyết

Bài tập

Thảo luận

Chương 1. Lý luận về quản lý hành chính nhà nước

8

 

 

 

4

1.Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nước

4

 

 

 

 

1.1. Khái lược về hệ thống chính trị Việt Nam

 

 

 

 

 

1.2. Cơ cấu bộ máy nhà nước nước CHXHCN Việt Nam

 

 

 

 

 

1.3. Bản chất của Nhà nước Cộng Hoà XHCN Việt Nam

 

 

 

 

 

1.4. Khái niệm về QLHCNN

 

 

 

 

 

1.5. Các nguyên tắc QLHCNN

 

 

 

 

 

1.6. Nội dung QLHCNN

 

 

 

 

 

1.7. Phương pháp QLHCNN

 

 

 

 

 

2.Công chức, công vụ

4

 

 

 

 

2.1. Công vụ

 

 

 

 

 

2.2. Những vấn đề về cán bộ, công chức, viên chức và Luật Cán bộ, công chức

 

 

 

 

 

Chương 2. Đường lối quan điểm của đảng và nhà nước về giáo dục và đào tạo

6

2

4

1. Tình hình giáo dục Việt Nam hiện nay

2

 

 

 

 

2. Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục

2

 

 

 

 

3. Mục tiêu và giải pháp thực hiện

2

 

 

 

 

Chương 3. Luật giáo dục

8

4

4

1. Cơ sở xây dựng luật giáo dục

2

 

 

 

 

2. Những nội dung cơ bản của Luật Giáo dục (Cập nhật luật Giáo dục mới nhất)

6

 

 

 

 

Chương 4. Điều lệ nhà trường

8

 

4

 

4

1. Những quy định chung

2

 

 

 

 

2. Những nội dung cơ bản của Điều lệ nhà trường (Giáo viên biên soạn nội dung phù hợp các cấp phổ thông mình phụ trách)

6

 

 

 

 

Tổng

30

 

10

 

16

 

III. CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI HỌC PHẦN VÀ PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC KIỂM TRA - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP HỌC PHẦN

  1. Chính sách đối với học phần

Thực hiện theo Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điểm quá trình: trọng số 40%, bao gồm:

+ Dự lớp và thảo luận trên lớp.

+ Kiểm tra giữa học kỳ hoặc bài tập lớn.

Thi cuối học kỳ: trọng số 60%

2. Phương pháp, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập học phần

2.1. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên: Bài tập trên lớp + chuyên cần

2.2. Kiểm tra, đánh giá định kỳ: Bài thu hoạch.

2.3. Tiêu chí đánh giá: Theo quy định chung của trường.

2.4. Lịch thi, kiểm tra:Theo quy định chung của trượng.

 

IV. TÀI LIỆU HỌC TẬP

Tài liệu bắt buộc

  1. Học viện Hành chính quốc gia , Giáo trình QLHCNN, tập I, II, III, NXB GD, 2000
  2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật Giáo dục 2005, NXB Giáo dục, Hà Nội 2005
  3. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 44/2009/QH12 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 4 tháng 12 năm 2009
  4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015, NXB Giáo dục, Hà Nội 2015.
  5. Pháp lệnh cán bộ, công chức
  6. Luật cán bộ công chức. NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 2009
  7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học. Ban hành kèm theo quyết định số: 07/2007/QĐ-BGD & ĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  8. Chiến lược phát triển giáo dục2011 – 2020

 

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Duy Gia, Nâng cao quyền lực, năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước. Nâng cao hiệu lực pháp luật, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1996.
  2. Một số vấn đề cơ bản về nhà nước, quản lý hành chính nhà nước và công vụ, công chức
  3. Kỷ yếu hội thảo “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam”. NXB Học viện hành chính quốc gia, Hà nội 2000.
  4. 4.GS.TS Vũ Huy Từ, Th.s Nguyễn Khắc Hùng. Hành chính học và cải cách hành chính, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội 1998.
  5. Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính ở Việt Nam. Học viện Hành chính quốc gia, Hà nội 2001.
  6. Chỉ thị 40-CT/TƯ của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày 15/6/2004.
  7. Tài Liệu Bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước: Chương trình chuyên viên, phần 2. Học viện Hành chính quốc gia, Hà nội 2004.
  8. Bùi Minh Hiền (chủ biên). Quản lý giáo dục. NXB Đại học Sư phạm, Hà nội 2006.